Trong đó, 2 gói thầu với sản lượng 60.000 tấn do Lộc Trời trúng thầu, còn sản lượng 40.000 tấn gạo là lần trúng thầu đầu tiên của Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Đại Tài.
Đây là thành viên của Công ty cổ phần Lương thực Lộc Nhân - đơn vị liên kết, thành viên hệ sinh thái Lộc Trời từ cuối năm 2022.
Trúng thầu 100.000 tấn gạo cung ứng cho Indonesia
Trước đó, ngày 22-5, Perum Bulog - Cơ quan Hậu cần của Nhà nước Indonesia đã thông báo Lộc Trời và Đại Tài đã trúng thầu 100.000 tấn gạo trong tổng số 300.000 tấn tạo mà Bulog đấu thầu đợt này.
Dự kiến toàn bộ đơn hàng sẽ được giao trong 2 tháng, hình thức thanh toán thông qua tín dụng thư (LC) và Lộc Trời cùng Đại Tài sẽ thu về trên 55 triệu USD (tương đương trên 1.300 tỉ đồng).
Đến nay, Lộc Trời đang làm việc với các ngân hàng trong và ngoài nước để tài trợ cho phương án tối đa việc mua lúa cho bà con nông dân.
Hiện nay, Lộc Trời có 10 nhà máy chế biến lúa gạo với công suất sấy 10.000 tấn/ngày để hoàn tất đơn hàng này.
Khi ký kết các đơn hàng, từng mức giá đều được tính toán rất kỹ lưỡng, bù đắp được các khoản chi phí của tập đoàn đồng thời hài hòa lợi ích của bà con nông dân, lợi ích thị trường và lợi ích của nông sản Việt Nam về lâu dài.
Lộc Trời cam kết bao tiêu toàn bộ sản lượng lúa bà con nông dân sản xuất ra với mức giá cao hơn thị trường từ 100-500 đồng/kg lúa.
Có giúp tăng giá lúa gạo trong nước?
Theo nhiều doanh nghiệp và chuyên gia, việc doanh nghiệp ký được các hợp đồng xuất khẩu gạo lớn tạo điều kiện cho tiêu thụ lúa gạo của bà con nông dân dễ dàng hơn. Nhưng nếu giá bỏ thầu quá thấp, dù nằm trong quyền hạn của doanh nghiệp, thì sẽ tác động tiêu cực đến thị trường lúa gạo trong nước nói chung, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân trồng lúa.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo Công ty Đại Dương Xanh, chuyên xuất khẩu gạo ở tỉnh Kiên Giang, cho rằng việc bỏ thầu giá thấp hay cao là quyền của DN.
Tuy nhiên, việc một số DN trúng thầu xuất khẩu gạo với giá thấp sẽ phần nào ảnh hưởng đến giá gạo trong nước thời gian tới. Theo vị này, DN trúng thầu thấp sẽ dẫn đến hai tình huống, đó là bán gạo lỗ hoặc mua lúa của nông dân với giá thấp.
"Thời buổi công nghệ nên thông tin cũng nhanh chóng lan truyền. Nếu ký hợp đồng giá thấp, thương lái sẽ ép giá. Nếu ký hợp đồng giá cao, thương lái cũng mua với giá cao cho nông dân.
Do đó, về lâu về dài đối với đấu thầu gạo giá thấp sẽ phần nào bị ảnh hưởng đến giá gạo trong nước", vị này nói.
Một thành viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết theo quy chế thực hiện hợp đồng xuất khẩu tập trung của VFA, giá xuất vào thị trường tập trung quyết định khung giá cho gạo VN xuất sang các thị trường khác.
Việc hai DN Việt "xé rào" chào bán gạo cho Indonesia với giá quá thấp sẽ khiến giá gạo xuất khẩu tập trung với số lượng lớn bị ảnh hưởng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận