Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đề xuất - Ảnh: N.AN
Nguồn tin này cho biết việc đưa ra phương án xuất khẩu cho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn phải phụ thuộc vào các quy định của nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu, các quy định pháp luật liên quan, các cam kết đã ký với nhà đầu tư...
Trong trường hợp cấp phép xuất khẩu sản phẩm xăng dầu cho cũng phải tùy thuộc vào từng thời điểm, tình hình của thị trường, đảm bảo lợi ích tổng thể.
Vào đầu tháng 5-2018, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã xuất xưởng thành công lô sản phẩm thương mại đầu tiên là xăng RON 92, đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Mặc dù Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được cho là bị chậm tiến độ khi nhiều lần "lỡ hẹn" vận hành thương mại chính thức ra thị trường, các sản phẩm của Nghi Sơn cũng đã xuất bán cho các đối tác thương mại để phục vụ nhu cầu thị trường, với mức giá khá cạnh tranh so với các nguồn cung khác. Dự kiến, ngày 1-10 dự án này sẽ vận hành chính thức.
Dự án Lọc dầu Nghi Sơn có vốn đầu tư lên tới gần 9,3 tỉ USD, có công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm, gần gấp đôi công suất Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất. Chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait KPI, Công ty Idemitsu Kosan và Công ty hóa chất Mitsui của Nhật Bản.
Dự án này được hưởng hàng loạt ưu đãi, như thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 70 năm; được cấp bù trừ (tiền của PVN) thuế suất áp dụng trên thị trường thấp hơn mức thuế ưu đãi giai đoạn 2017-2027, miễn thuế thu nhập trong 4 năm, bao tiêu sản phẩm...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận