Do các biểu hiện của bệnh như đau nhức xương, giảm chiều cao, lún đốt sống… thường bắt gặp ở người lớn tuổi nên nhiều người nghĩ đây là bệnh của tuổi già. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu chủ quan, chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ loãng xương từ ngay sau tuổi 30.
Hiểu thế nào về loãng xương?
Xương đạt khối lượng đỉnh vào tầm tuổi 30. Sau đó, xương không tăng thêm mà sẽ mất dần đi khoảng 1% mỗi năm, riêng xương sống mất khoảng 2%/ năm. Loãng xương là hiện tượng phần xốp của xương tăng lên do số lượng tổ chức xương và trọng lượng trong một đơn vị thể tích xương bị giảm.
Loãng xương có thể do tuổi tác, chế độ ăn uống thiếu canxi, ít vận động, lạm dụng bia rượu, thuốc lá hoặc sử dụng một số thuốc quá liều, kéo dài như thuốc lợi tiểu, chống đông, thuốc trị viêm đa khớp thấp dạng nặng, corticoid mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
Thời gian đầu, loãng xương không có triệu chứng gì đặc biệt nên chúng ta ít để ý. Đến lúc nhận thấy các dấu hiệu như đau nhức xương khi xoay trở tư thế và di chuyển, đau tăng về đêm; đau cột sống, vẹo đốt sống, giảm chiều cao; hay bị chuột rút… thì tỷ lệ xương bị mất có thể đã lên tới 30%. Loãng xương thường đi kèm với tình trạng thoái hóa khớp, khiến cho bệnh thoái hóa khớp thêm nặng nề và ngược lại.
Bởi đây là những dấu hiệu thường gặp ở người lớn tuổi nên chúng ta hay nhầm lẫn chỉ tuổi già mới bị loãng xương. Ít người biết rằng, sau tuổi 30 bạn đã có thể trở thành đối tượng nguy cơ của bệnh nếu không chú ý đến việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể, duy trì nếp sống lành mạnh, năng vận động.
Xương mất dần sau tuổi 30, nếu chủ quan xương sẽ trở nên xốp, mỏng và dễ gãy |
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Loãng xương khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động, gù lưng khi lớn tuổi, nguy hiểm nhất là bệnh nhân loãng xương dễ dàng bị gãy xương chỉ vì những dư chấn rất nhẹ, thậm chí là ho mạnh hay đổi tư thế đột ngột. Việc điều trị những hậu quả do loãng xương gây ra vừa tốn kém lại kéo dài. Vì thế, phát hiện sớm tình trạng loãng xương và chủ động phòng ngừa là vô cùng quan trọng.
Yếu tố then chốt giúp đề phòng bệnh là duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyên luyện tập thể dục ngay từ khi còn trẻ. Tiếp xúc nắng sớm từ 6h – 9h sáng cũng là cách tốt và đơn giản giúp cơ thể tổng hợp vitamin D3 có tác dụng tăng hấp thu canxi. Sau tuổi 30, cần đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể. Ngoài nguồn canxi từ thực phẩm, bạn có thể uống bổ sung thêm canxi từ dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng nhưng nên ưu tiên chọn các sản phẩm cung cấp canxi từ thiên nhiên. Loại canxi này khi dùng lâu dài sẽ không bị lắng đọng trên các mảng xơ vữa động mạch nên vừa tốt cho sức khỏe vừa giảm thiểu được nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, táo bón và sỏi thận.
Để sở hữu khung xương khỏe mạnh, vững chắc Thực phẩm chức năng Calsea Bone bổ sung canxi có nguồn gốc thiên nhiên từ tảo biển Nam Mỹ cùng vitamin D3, K2, C, magiê và các khoáng chất vi lượng giúp làm tăng mật độ canxi của xương. Sản phẩm được sản xuất nhượng quyền từ hãng Algaecal – Canada, phù hợp cho người lớn, nhất là phụ nữ trung niên trở lên với liều dùng ngày 03 viên, mỗi lần 01 viên ngay sau bữa ăn. Calsea Bone – canxi thiên nhiên giúp làm giảm nguy cơ và hỗ trợ điều trị loãng xương, bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Truy cập www.calseabone.com hoặc liên hệ 0909 038272 – 0909 424777 để biết thêm thông tin chi tiết. Công ty Cổ phần Dược phẩm Glomed 35 Đại lộ Tự Do, KCN VSIP 1, Tx. Thuận An, Bình Dương. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận