Cửu dương chân kinh có họ hàng với Cửu âm chân kinh, nhưng cả hai không phải là một. Cửu dương chân kinh hay còn gọi là Cửu dương thần công được Kim Dung đưa vào trong bộ Ỷ thiên đồ long ký. Nó là bí kíp chỉ cách tu luyện nội công chí dương.
Theo Kim Dung, Cửu dương thần công được chép lại ẩn khuất bên trong cuốn Lăng Già Kinh, được Giác Viễn đại sư của Thiếu Lâm tự phát hiện.
Nói về Giác Viễn đại sư, hẳn ai cũng biết độ bá đạo của người gác Tàng Kinh Các trong Thiếu Lâm này.
Trong những phiên bản đầu tiên, Lăng Già Kinh là một quyển kinh Phật được viết bằng chữ Phạn của Đạt Ma sư tổ nên Giác Viễn cho rằng Cửu dương thần công là của Đạt Ma sư tổ để lại.
Tuy nhiên, trong bản sửa gần nhất trước khi qua đời, Kim Dung đã hé lộ phần nào nguồn gốc Cửu dương thần công.
Ông cho biết khi Trương Vô Kỵ đem bốn quyển kinh thư từ đầu đến cuối đọc lại, chàng vẫn không rõ ai là tác giả. Nhưng đọc xong quyển cuối cùng thì thấy thấy người viết tự thuật lại quá trình tạo ra quyển chân kinh.
Cái lạ là tác giả quyển chân kinh không nói rõ danh tính hay xuất thân của mình. Gã chỉ nói chung chung về lai lịch. Gã không biết mình theo nho theo đạo hay theo tăng.
Một hôm ở Tung Sơn, gã uống rượu thắng tổ sư phái Toàn Chân, Vương Trùng Dương, nên được mượn đọc Cửu âm chân kinh. Đọc xong thì cũng thấy phục họ Vương chút đỉnh, nhưng thấy bí kíp này chỉ thiên về lấy nhu thắng cương, lấy âm thắng dương, không bằng âm dương hòa hợp.
Chính vì vậy hắn đã dựa vào đó sáng tạo ra Cửu dương thần công. Gã còn nghịch ngợm (hay tùy ý) viết thẳng vào bốn cuốn kinh Lăng Già ở Tàng Kinh Các.
Viết xong thì hắn tự thấy khoái chí, tự cho rằng bộ Cửu dương thần công của mình hài hòa hơn so với Cửu âm chân kinh thuần âm. Cửu dương thần công có âm dương điều hòa, cương nhu trung hòa, hỗ trợ nhau.
Đọc đến đây, Trương Vô Kỵ thán phục sát đất, bụng nghĩ món võ công này quả là bá đạo, có sự hài hòa và nên được đặt tên là Âm Dương hỗ tế kinh chứ không thể chỉ là Cửu dương chân kinh nữa.
Trong vũ trụ võ hiệp của Kim Dung, có nhiều người học được Cửu dương thần công, nhưng chỉ có Giác Viễn đại sư và sau này là Trương Vô Kỵ học được gần như toàn bộ.
Đến thời Trương Vô Kỵ thì trong một cuộc phỏng vấn, Kim Dung tiết lộ tất cả các loại nội công trong thiên hạ đều không vượt qua được Cửu dương thần công.
Ông cũng khẳng định bí kiếp Càn khôn đại na di chỉ là phương pháp vận kình lực, là tụ hội của tinh nghĩa mọi môn võ công. Nhất pháp thông, vạn pháp thông, thành thử mọi môn công phu trước mắt chàng giờ này không còn gì bí ảo. Chính vì được Kim Dung sắp xếp cho học món nội công quá bá đạo như Cửu dương thần công, nên Trương Vô Kỵ đã trở thành 1 cao thủ quá mạnh trong vũ trụ kiếm hiệp dù tuổi đời còn trẻ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận