Phóng to |
Nhóm chuyên gia nói trên đã nghiên cứu phản ứng với âm thanh của bốn loài thằn lằn và ba loài kỳ nhông ở Bắc Mỹ. Họ nhận thấy con vật luôn có xu thế hướng đầu về phía nguồn âm đang phát ra và lúc ấy ngực chúng luôn phập phồng.
Theo GS Thomas Hetherington, chính lớp da mỏng, có thể co giãn ở phần cổ và ngực, đã cho phép thằn lằn và kỳ nhông “bắt” sóng âm nhạy như màng nhĩ trong tai người. Màng cổ và ngực rung theo tần số của sóng âm, và những xung động này được dẫn theo không khí từ phổi lên tai trong, giúp những con vật này dễ dàng nghe được.
Cũng theo GS Thomas Hetherington, cơ chế “nghe ngầm” này chỉ có thể thấy ở các động vật phổi nhỏ, thành cơ thể ở cổ và ngực mỏng. Trước đó, người ta từng phát hiện các loài ếch nhái cũng thường nghe theo cách thức này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận