Thực nghiệm cho thấy cả ba loại dầu cá đều gây hiện tượng ăn mòn xốp - Ảnh: L.Anh |
Kết quả thực nghiệm chiều 7-1 cho thấy cả ba loại nguồn gốc Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc đều gây tình trạng ăn mòn xốp, ăn mòn mạnh nhất là sản phẩm của Mỹ, kế tiếp là Việt Nam và ăn mòn kém nhất là sản phẩm Trung Quốc.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, hiện tượng ăn mòn các sản phẩm dầu cá là kết quả của tình trạng ester hoá, là chất bảo quản và ổn định chất béo tự nhiên chứa trong dầu cá.
Ông Phong cho rằng tất cả các loại dầu cá đều có tác dụng làm tan xốp tương tự, nhưng cơ thể người không có thành phần tương tự như xốp, nên khi sử dụng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Về sản phẩm dầu cá phát hiện ở Quảng Ngãi, ông Phong cho biết số công bố sản phẩm không phải của Cục An toàn thực phẩm, kiểm tra tại công ty cũng không có sản phẩm tương tự và cơ quan chức năng xác định đó là sản phẩm giả.
Không có chuyện dầu cá tổng hợp từ hóa chất Theo bác sỹ Đào Thị Yến Phi - trưởng bộ môn dinh dưỡng Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, công thức duy nhất làm dầu cá là từ các loại mỡ cá ở vùng biển sâu (cá thu, cá ngừ, cá hồi) sau đó tinh chế, bỏ các axit béo chuỗi dài, chỉ giữ lại các thành phần axit béo không no, được bọc lớp nang bên ngoài thì sẽ có được viên dầu cá. Do mỡ cá có những thành phần khác như nước, axit béo no, axit béo chuỗi dài, axit béo trăn, sau khi tinh chế chỉ còn lại axit béo không no (omega 3, omega 6, omega 9)… Như vậy, về công thức chung, không có chuyện đem chất hóa học này tổng hợp với chất hóa học kia để tạo thành omega 3 hoặc omega 6. Cơ thể chúng ta không giống mút xốp Theo tiến sĩ dược học Nguyễn Hữu Đức - Đại học Y dược TP.HCM, mút xốp có chứa hợp chất cao phân tử - thành phần polyurethane. Đây là loại không phân cực. Như vậy khi tương tác với axit béo có trong dầu cá Omega 3 (gồm cả nhóm phân cực và không phân cực), nguyên tắc cái gì giống nhau, sẽ hòa tan cùng nhau và như vậy gây ra hiện tượng bào mòn. Thí nghiệm này cũng đúng với một số loại dầu ăn. Để dầu với mút xốp trong khoảng thời gian 2-3 ngày, vẫn có thể xảy ra hiện tượng ăn mòn. Điều cần lưu ý là cơ thể chúng ta không có thành phần polyurethane giống như trong mút xốp vì vậy không thể khẳng định phản ứng hóa học bào mòn như thí nghiệm lại dẫn đến kết luận là gây độc cho sức khỏe con người Về việc viên dầu cá bào mòn miếng xốp nhanh trong khi loại khác thì không, nhiều công ty muốn tăng tỷ lệ omega 3, omega 6 cao hơn trong quá trình tinh chế. Chính điều này khiến các axit béo trong viên dầu cá hòa tan nhanh hơn với thành phần polyurethane trong mút xốp. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận