Phóng to |
Một hộp sữa Similac có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được dùng dở dang - Ảnh: THUẬN THẮNG |
Đây là một loại vi khuẩn yếm khí, chỉ sinh sôi và phát triển trong môi trường thiếu oxy. Vi khuẩn này có khả năng chuyển thành dạng bào tử để tồn tại và lan truyền nếu ở trong môi trường không thích hợp.
Chịu đựng được nhiệt độ cao
Dạng bào tử có khả năng chống chọi tốt trong điều kiện khắc nghiệt: chịu đựng được nước sôi 100OC trong ít nhất một giờ, còn khi sấy khô ở nhiệt độ cao đến 160OC bào tử có thể chịu đựng được trong 15-30 phút. Ngược lại, dạng vi khuẩn hoạt động sẽ dễ dàng bị tiêu diệt nhanh chóng bởi các hóa chất khử trùng thông dụng, còn nước sôi thì chỉ cần 60OC trong 30 phút là đủ tiêu diệt vi khuẩn. Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, bào tử sẽ chuyển thành dạng vi khuẩn hoạt động và tiết ra độc tố.
Bào tử vi khuẩn tồn tại rất nhiều trong môi trường bên ngoài, nên rất dễ nhiễm vào thức ăn như thịt sống, thịt ôi thiu, trái cây, rau quả. Khi chúng ta ăn phải thức ăn có bào tử vi khuẩn thì cũng không nguy hiểm vì bào tử không thể chuyển thành dạng hoạt động để phát triển và sinh độc tố trong ống tiêu hóa của chúng ta được.
Tuy nhiên, dạng bào tử sẽ chuyển thành dạng hoạt động sinh độc tố khi ta chế biến và bảo quản thức ăn không đủ tiêu chuẩn vệ sinh trong những đồ chứa kín thiếu oxy. Các loại thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn này khi quy trình bảo quản chế biến không đủ an toàn vệ sinh thường là: thức ăn đóng hộp (đồ hộp), thịt nguội, thịt hun khói, jambon, xúc xích bảo quản trong túi nilông hút chân không, nước trái cây đóng hộp, sữa hộp đóng kín...
Vi khuẩn ở dạng hoạt động sẽ phát triển và tiết ra hai độc tố thần kinh là Botulinum toxin A và Botulinum toxin B. Khi chúng ta ăn phải thực phẩm có nhiễm độc tố này, độc tố sẽ nhanh chóng được hấp thụ qua ruột non vào máu, tìm đến gắn vào các dây thần kinh điểu khiển hoạt động ở cơ bắp của chúng ta và gây yếu liệt cơ.
Gây bệnh như thế nào?
Có ba dạng bệnh chính:
1. Nhiễm trùng vết thương da và mô mềm: hiếm gặp, thường là nhiễm trùng hoại tử hôi thối ở những vết thương dập nát mô nhiều và các vết thương ăn luồn sâu bên dưới.
2. Nhiễm trùng do nuốt phải bào tử vi khuẩn:
- Rất hiếm gặp, chỉ gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhất là trẻ được cho uống mật ong có chứa bào tử vi khuẩn.
- Dạng bào tử chỉ có thể chuyển thành dạng vi khuẩn hoạt động trong ruột trẻ dưới 6 tháng tuổi trong một số điều kiện nhất định và tiết ra lượng độc tố rất ít làm trẻ ngủ nhiều, bú kém, cơ mềm nhũn (cổ của bé rất yếu), tiếng khóc nhỏ và yếu ớt.
3. Ngộ độc thực phẩm do ăn uống phải thực phẩm có nhiễm khuẩn và nhiễm độc tố:
- Đây là dạng thường gặp nhất và có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nếu xảy ra ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, thường nặng nề hơn.
- Chúng ta ngộ độc là do ăn phải thực phẩm bảo quản kín nhưng không hợp vệ sinh, đã có vi khuẩn này phát triển và sinh ra độc tố sẵn trong thực phẩm.
- Trong vòng 12-36 giờ sau khi ăn, bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng tiêu hóa như: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, ăn uống kém, mệt mỏi toàn thân.
- Ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân bắt đầu bị táo bón, khô miệng, nhìn mờ, nhìn hình đôi, khó nói, khó nuốt, yếu liệt hai tay rồi cuối cùng đến hai chân. Nặng nề và nguy hiểm nhất là liệt các cơ hô hấp gây khó thở, bệnh nhân không thể tự thực hiện động tác hít vào, thở ra được, rất dễ gây tử vong mặc dù bệnh nhân vẫn tỉnh táo, không sốt, không hôn mê.
Nếu trẻ nôn, tiêu chảy... phải đưa đi cấp cứu Thời gian ủ bệnh và nguy cơ ngộ độc với các bé đã uống sữa nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum là sau khi sử dụng sản phẩm 24 giờ. Nhưng cũng có trường hợp thời gian ủ bệnh lên đến 36 giờ sau dùng sản phẩm nhiễm khuẩn. Tuy nhiên ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, thời gian ủ bệnh có thể dưới 24 giờ. Các gia đình có con sử dụng sữa thuộc các lô nhiễm khuẩn ngoài việc ngừng sử dụng ngay, có thể theo dõi tiếp nếu trẻ có biểu hiện nhiễm độc dạ dày - ruột như nôn, tiêu chảy, hoặc biểu hiện nặng hơn là khó nói, giãn đồng tử, liệt hô hấp... thì khẩn trương đưa trẻ đến cấp cứu tại bệnh viện (theo hướng dẫn của Cục An toàn thực phẩm). Về khả năng bồi thường nếu trẻ ngộ độc sau dùng sữa nhiễm khuẩn, ông Trần Quang Trung, cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cho biết nên thỏa thuận dân sự giữa nhà cung cấp và khách hàng. |
-----------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận