(Nhân đọc bài “”)
Phóng to |
Mô hình “lô cốt” chống kẹt xe - Đồ họa: KTS Phan Tấn Huyến |
“Lô cốt” này được cấu tạo bằng nhiều tấm sắt lắp đặt nối tiếp nhau theo chiều dài của hố đào (xem mô hình). Đến khi hết giờ thi công, ta tháo các thanh giằng bên trên hạ xuống sẽ có mặt đường cho xe máy di chuyển, xe hơi chạy phía đường không đào và dĩ nhiên là có bảng hướng dẫn, cảnh báo.
Tuy nhiên, làm “lô cốt” theo cách này cũng có chút bất tiện là cừ larsen (cừ sắt) sau khi đóng phải thấp hơn mặt đường 8-9cm và phải đào hố xong mới lắp được “lô cốt”, vì nếu lắp trước sẽ bị vướng cánh tay cần cẩu vào các thanh giằng ngang. Hơn nữa khi thực hiện, đơn vị thi công sẽ mất khoảng 40 phút đến một giờ để nâng hạ các tấm sắt hằng ngày và chỉ thi công vào ban đêm. Tôi nghĩ việc đơn vị thi công phải trả thêm chút phí (thật ra là Nhà nước trả) so với lợi ích không kẹt xe, tắc đường thì khoản phí này quá nhỏ.
* Ông Trần Thuật (giám đốc chi nhánh TP.HCM, Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải): Ý tưởng tâm huyết nhưng khó thực hiện Tôi rất trân trọng ý tưởng của anh Lễ, đây là một ý tưởng của người có tâm huyết. Tuy nhiên, từ ý tưởng đến thực tế sử dụng là cả một khoảng cách. Thực tế cho thấy việc đào đường để làm các công trình ngầm hiện nay (mọi người gọi là “lô cốt”) hết sức đa dạng, quy mô các hố đào khác nhau nên ý tưởng của anh Lễ rất khó thực hiện vì không gia công định hình được. Mặt khác, tới đây có đến mấy chục “lô cốt” thực hiện cùng lúc nên việc phải sản xuất mấy chục “lô cốt chống kẹt xe” là điều không thể. Việc giảm thiểu tình trạng kẹt xe khi thực hiện các công trình đào đường là cả một bài toán khoa học trong việc lập kế hoạch thực hiện: cái nào trước, cái nào sau, khu vực nào trước, khu vực nào sau, trên cơ sở mật độ giao thông, tổ chức phân luồng và kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông... Trong đó, nhà thầu phải có kế hoạch chi tiết rõ ràng tiến trình xây lắp, huy động thiết bị theo tiến độ hạng mục công việc. Vừa qua nhà thầu hay tập kết tất cả máy móc, thiết bị đến công trường nhưng không sử dụng nên chiếm dụng không gian làm giảm khả năng lưu thông. * Ông Hoàng Nhựt Hải(giám đốc ban điều hành gói thầu số 10, Tổng công ty Xây dựng số 1): Có thể áp dụng cho các công trình quy mô nhỏ Đây là một ý tưởng hay, giải quyết nạn kẹt xe khi dựng “lô cốt” đào đường thi công các công trình ngầm. Tuy nhiên theo tôi, cần phải xem xét sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Hiện nay, mật độ xe cộ tại các trục lộ giao thông chính của TP trong giờ cao điểm cực lớn. Khi xe cộ bị ùn ứ thì số lượng xe lưu thông trên nắp hố đào nhiều khiến tải trọng lên các tấm sắt sẽ rất lớn, làm các thanh sắt hộp 400x800x2mm không chịu được, bị võng và dẫn đến sụt hố, có thể gây ra thảm họa... Mặt khác, ý tưởng này cấm xe con, xe tải, xe buýt chạy trên nắp hố đào là rất khó do nhiều người đi đường thiếu ý thức. Như vậy, nếu các xe có tải trọng lớn chạy trên nắp hố đào thì thảm họa xảy ra khó tránh khỏi. Ngoài ra, nếu thực hiện ý tưởng trên thì bốn mặt của hố đào phải đóng cừ larsen có chiều dài lớn để tránh sạt lở. Việc đóng cừ dài cần phải có nhiều thiết bị rất lớn, siêu trường, siêu trọng nên không thể tối chuyển ra thi công, sáng chuyển về kho. Còn khi thi công phải dựng hàng rào ít nhất một nửa bề mặt đường mới đủ không gian để thiết bị. Do đó, nếu theo phương án của kỹ sư Lễ thì phải phân luồng cho xe máy đi một nửa cầu, ôtô đi một nửa cầu (lưu ý các cầu dự kiến phân luồng đều là đường hai chiều), sẽ không phù hợp với thực tế... Tuy nhiên, phương án này có thể áp dụng cho các công trình thi công thủ công, máy móc thi công nhỏ, dễ vận chuyển ra khỏi công trường. Khi thực hiện phương án này phải tuyệt đối cấm ôtô và phương tiện có tải trọng lớn đi trên nắp hố đào. * Ông Đậu An Phúc (trưởng phòng quản lý khai thác hạ tầng, Sở Giao thông vận tải TP.HCM): Cần nghiên cứu kỹ Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến của kỹ sư Nguyễn Đình Lễ. Theo tôi, việc ứng dụng phương án này có thể phù hợp với một số công trình có yêu cầu lắp đặt các tấm thép được thiết kế cố định. Trong khi đó, việc thi công công trình ở TP có nhiều quy cách khác nhau với nhiều loại làn phui đào đường to, nhỏ khác nhau nên khó ứng dụng. Sở Giao thông vận tải TP sẽ tiếp tục nghiên cứu phương án “lô cốt” chống kẹt xe này. Bạn đọc và các chuyên gia có ý kiến về “lô cốt” chống kẹt xe, xin vui lòng gửi cho Tuổi Trẻ theo địa chỉ: [email protected]. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận