TTCT - Con chip và ngành công nghiệp bán dẫn có thể là lợi thế cạnh tranh dài hạn của Việt Nam nếu có chính sách hỗ trợ hiệu quả và nỗ lực của các doanh nghiệp. Giữa lúc nền kinh tế đang phải vật lộn với muôn vàn khó khăn, sự kiện Việt Nam trỗi dậy để nằm trong top 3 châu Á về xuất khẩu chip sang Mỹ là một tín hiệu tích cực, thậm chí mở ra cánh cửa thâm nhập một ngành khó nhưng có giá trị lên đến nghìn tỉ USD.Ảnh: AxiosCơ hội tỉ đôChip "Made in Vietnam" chiếm hơn 10% sản lượng nhập khẩu vào Mỹ trong tháng 2 vừa qua. Cụ thể, doanh thu tháng này tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 562 triệu USD. Ở châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Malaysia và Đài Loan về thị phần xuất khẩu chip vào Hoa Kỳ.Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghệ cao đầy hấp dẫn nhưng đòi hỏi quy mô đầu tư rất lớn, trình độ kỹ thuật và chất lượng khắt khe. Vì vậy, thành tích xuất khẩu của Việt Nam là đáng khích lệ, phần nào khẳng định tiềm năng của kỹ sư và công nhân Việt trong tiếp thu kinh nghiệm và xu thế phát triển hiện đại của thế giới.Nhưng kết quả xuất khẩu này đa phần đến từ đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Tập đoàn Intel với dự án tiên phong 1 tỉ USD ở Khu công nghệ cao TP.HCM. Tính riêng năm 2021, nhà máy của Intel đã sản xuất và phân phối 3 tỉ sản phẩm bán dẫn ra toàn thế giới, đóng góp đáng kể vào doanh thu xuất khẩu của TP.HCM.Tiếp nối Intel, các tập đoàn đa quốc gia khác đổ vốn vào ngành bán dẫn Việt còn có Samsung, Qualcomm, Texas Instruments, SK Hynix, Hayward Quartz Technology, Synopsys và NXP Semiconductors. Tất cả dần tạo nên hệ sinh thái ngành bán dẫn khá rộn ràng và ngày càng chuyên sâu.Tuy mỏng manh nhưng con chip được xem là trái tim của ngành công nghệ cao. Tất cả các thiết bị hiện nay mà con người sử dụng như máy tính, tivi thông minh, điện thoại di động, xe hơi, máy bay, robot hay thiết bị y tế đều cần chip và hệ thống vi mạch tinh xảo để vận hành. Nói thế giới của chúng ta được xây dựng trên chất bán dẫn cũng không sai.Chính vì lẽ đó, giá trị của chip và ngành công nghiệp bán dẫn dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tới. Nghiên cứu của Hãng McKinsey ghi nhận doanh thu toàn cầu của ngành năm 2021 tăng đột biến 20%, vượt mốc 600 tỉ USD. Nhìn xa hơn, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm có thể đạt 6-8% cho đến năm 2030. Cộng thêm mức tăng giá khoảng 2%, ngành bán dẫn toàn cầu có thể đạt đến giá trị 1.000 tỉ USD vào cuối thập niên này.Các xu hướng lớn hỗ trợ cho công nghiệp bán dẫn còn có làm việc từ xa, AI, dữ liệu lớn, đô thị thông minh và đặc biệt là nhu cầu xe điện, xe tự lái đang tăng nhanh.Nghiên cứu của McKinsey cho thấy đến năm 2030, chi phí cho hàng nghìn linh kiện bán dẫn trong một chiếc xe hơi điện tự lái cấp độ 4 (theo chuẩn của Hiệp hội Kỹ sư xe hơi Mỹ) có thể lên tới 4.000 USD, so với 500 USD ở xe hơi cấp độ 1 chạy bằng động cơ đốt trong hiện giờ. Từ việc chỉ chiếm 8% nhu cầu về chất bán dẫn vào năm 2021, ngành công nghiệp xe hơi có thể chiếm 13-15% nhu cầu vào cuối thập niên này, đóng góp lớn nhất (20%) vào tăng trưởng của ngành bán dẫn trong các năm tới.Bất chấp những biến động tiềm ẩn trong ngắn hạn do không phù hợp cung - cầu, cũng như triển vọng địa chính trị và kinh tế toàn cầu đang thay đổi, triển vọng của ngành bán dẫn vẫn tươi sáng. Dựa trên thành tựu đang có và nếu có kế hoạch khôn ngoan để nắm lấy cơ hội từ xu thế phát triển của lĩnh vực này, Việt Nam có thể sẽ có thêm một động cơ tăng trưởng mới trong các thập niên tới.Mâu thuẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt giữa Mỹ và Trung Quốc là một yếu tố bối cảnh quan trọng khác. Gần đây, bộ tứ liên minh chip Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc ra đời để tổ chức lại ngành bán dẫn thế giới. Đây đều là các đối tác kinh tế mà Việt Nam có quan hệ tốt và lâu dài, có thể mở rộng để tham gia vào chuỗi cung ứng ngành, từ đó tiến lên thay thế phần nào khoảng trống mà Trung Quốc để lại.Theo Channel News Asia, gia tăng xuất khẩu chất bán dẫn là minh chứng cho vị trí chiến lược của Việt Nam trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: các công ty mắc kẹt trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn đang tìm thấy nơi ẩn náu mới, trong khi các công ty Hoa Kỳ cũng muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp chip, đã tìm được đối tác tin cậy ở châu Á.Ảnh: The New York TimesCòn nhiều thách thứcMột số doanh nghiệp Việt đang nhìn thấy cơ hội mới từ cuộc đua đầu tư ngành bán dẫn và sản xuất chip. Tập đoàn Viettel đang xây dựng đề án tự sản xuất chip để phục vụ nhu cầu trong nước, hướng tới xuất khẩu. FPT thành lập Công ty FPT Semiconductor, bước đầu có đơn hàng 25 triệu chip cần cung ứng trong hai năm 2024-2025. Vingroup cũng thể hiện tham vọng trong lĩnh vực này, trước hết là để phục vụ cho mảng sản xuất xe điện nội bộ. Tập đoàn đang mời gọi các nhà sản xuất chip về mở nhà máy ở Khu công nghiệp Vũng Áng.Ở TP.HCM, Trung tâm Đào tạo thiết kế vi mạch Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) mới đây đã ký thỏa thuận với Cadence (Mỹ) về hợp tác phát triển đội ngũ nhân lực thiết kế trong lĩnh vực điện tử và thúc đẩy phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn.Thuận lợi của Việt Nam trong giấc mơ theo đuổi ngành sản xuất chip là nguồn nhân lực trẻ dồi dào, vị trí địa lý đắc địa và cơ sở hạ tầng khá, với các khu công nghiệp đang phát triển. Là thành viên các hiệp định thương mại lớn như CPTPP, EVFTA, RCEP, Việt Nam còn là thị trường đông đảo và tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều tiềm năng với sản phẩm chip và linh kiện điện tử. Nếu các doanh nghiệp tận dụng tốt tiềm năng, Việt Nam có thể trở thành một trong những nước sản xuất chip hàng đầu khu vực.Nhưng như mọi nỗ lực phát triển công nghiệp khác bao nhiêu năm qua, rất nhiều rào cản cũ cần gỡ bỏ để biến giấc mơ thành hiện thực. Ngành thiết kế và lắp ráp chip là một ngành rất khó, nhiều công đoạn phức tạp, mà các khâu mang lại giá trị cao như thiết kế vi mạch, mô phỏng, wafer, kiểm thử và đóng gói đòi hỏi đầu tư rất lớn và dài lâu.Nhìn lại quá khứ, khi mới thành lập nhà máy ở SHTP, Intel Việt Nam từng gặp rất nhiều khó khăn khi tuyển dụng kỹ sư đủ trình độ do nguồn nhân lực Việt Nam còn yếu. Hãng này thậm chí phải chi một khoản tiền không nhỏ để đưa kỹ sư Việt ra nước ngoài đào tạo. Bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực đủ trình độ sẽ là thách thức lớn nhất với Việt Nam khi cạnh tranh với các nước như Ấn Độ hay Thái Lan thời gian tới. Việt Nam không thiếu kỹ sư công nghệ thông tin có trình độ phổ thông, nhưng nhân lực trình độ cao hơn và thông thạo ngoại ngữ vẫn thiếu trầm trọng.Thứ hai là rào cản về công nghệ, nghiên cứu khoa học cơ bản và xây dựng nguồn nguyên vật liệu, mà suy cho cùng là vấn đề năng lực vốn đầu tư. Các nhà máy sản xuất chip đòi hỏi máy móc hiện đại, quy trình chuẩn mực, công suất đủ lớn để hạ giá thành sản phẩm, thường phải tiêu tốn hàng tỉ USD. Ở Việt Nam, ngoại trừ các doanh nghiệp FDI có nguồn lực mạnh mẽ và số ít tên tuổi lớn như FPT hay Viettel, đa phần các công ty công nghệ nội địa chỉ có quy mô nhỏ. Hệ sinh thái ngành manh mún, thiếu sự liên kết sâu rộng và quy mô như Trung Quốc hay Đài Loan.Vì vậy, bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp, sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ sẽ là không thể thiếu, bao gồm các chính sách ưu đãi để phát triển ngành công nghệ cao, hỗ trợ doanh nghiệp có năng lực, cải thiện chất lượng giáo dục hay thậm chí là bắt tay với các doanh nghiệp FDI lớn để giúp doanh nghiệp nội len lỏi vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao khả năng cạnh tranh.■ Đài Loan - nền kinh tế đang có các tên tuổi hàng đầu trong ngành bán dẫn thế giới như TSMC hay Foxconn - là một bài học đã được nói nhiều về sự hỗ trợ nhịp nhàng giữa nhà nước và doanh nghiệp tạo ra nền tảng cho thành công. Trước khi tham gia ngành bán dẫn, Đài Loan đã xây dựng được một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm. Trong khi đó, chính quyền đóng vai trò tích cực thúc đẩy giáo dục và thực hiện các khoản đầu tư dài hạn, rủi ro cao. Tags: Ngành công nghiệpMade in VietnamCông nghệ caoTập đoàn đa quốc giaKhu công nghệ caoChất bán dẫnDữ liệu LớnSản xuất chipIntel Việt NamCông nghệ thông tinCông ty công nghệLinh kiện điện tửLinh kiện bán dẫn
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Chi tiết toàn bộ bảng lương công chức áp dụng năm 2025 THÀNH CHUNG 22/12/2024 Dưới đây là chi tiết toàn bộ bảng lương công chức được áp dụng từ năm 2025. Bảng lương được tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.
16 hợp đồng trị giá 286 triệu USD ký tại triển lãm quốc phòng quốc tế NAM TRẦN 22/12/2024 Các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng.
TP.HCM phủ kín mạng 5G trong năm 2025 ĐỨC THIỆN 22/12/2024 Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP.HCM (HCMC C4IR) ngay trong năm 2025.
Nga sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Mỹ với 1 điều kiện MINH KHÔI 22/12/2024 Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Matxcơva sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây khác, nhưng không đánh đổi lợi ích quốc gia.