10/08/2024 21:16 GMT+7

Lịch sử hào hùng, cử tri không muốn sáp nhập thị xã Quảng Trị

Thị xã Quảng Trị có diện tích và dân số nhỏ, thuộc diện phải sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 nhưng cử tri muốn giữ lại thị xã, không thực hiện việc sáp nhập đơn vị hành chính...

Thành cổ Quảng Trị mỗi năm đón hàng chục nghìn lượt người đến tham quan - Ảnh: HOÀNG TÁO

Thành cổ Quảng Trị mỗi năm đón hàng chục nghìn lượt người đến tham quan - Ảnh: HOÀNG TÁO

Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản trả lời ý kiến cử tri về việc sáp nhập thị xã Quảng Trị do không đủ điều kiện về diện tích và dân số.

Cụ thể, cử tri phường 2, thị xã Quảng Trị đề nghị tỉnh quan tâm, xem xét trên phương diện đặc thù về lịch sử, truyền thống của thị xã Quảng Trị đề xuất với Trung ương không thực hiện việc sáp nhập đơn vị hành chính đối với thị xã này, có thể mở rộng, sáp nhập thêm đơn vị hành chính lân cận vào thị xã để đủ tiêu chí. 

Trước đó, thị xã này cũng thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 nhưng được cho giữ nguyên.

Thị xã Quảng Trị có 4 phường và 1 xã với diện tích tự nhiên 72,82km2 (đạt 36,41% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 29.382 người (đạt 29,38%), thuộc diện phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. 

Thị xã liền kề huyện Triệu Phong và Hải Lăng.

Lịch sử hào hùng, cử tri không muốn sáp nhập thị xã Quảng Trị- Ảnh 2.

Thành cổ Quảng Trị - Ảnh: HOÀNG TÁO

UBND tỉnh đã xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trình Bộ Nội vụ. Hiện nay, đề án được hội đồng thẩm định của Trung ương thẩm định để trình Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đề nghị xem xét chuyển thị xã Quảng Trị sang sắp xếp trong giai đoạn sau năm 2030, đồng thời với việc thành lập thị xã Hải Lăng theo quy hoạch tỉnh.

Sở Nội vụ Quảng Trị nêu do các yếu tố đặc thù về lịch sử hình thành, truyền thống cách mạng, đặc biệt Thành cổ Quảng Trị được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. 

Di tích trở thành điểm hẹn truyền thống của nhiều thế hệ cựu chiến binh, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khắp mọi miền của Tổ quốc, trở thành nơi có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy truyền thống yêu nước đối với các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.

Mặt khác, Quảng Trị đưa ra 6 phương án sắp xếp với thị xã Quảng Trị nhưng đều gặp khó khăn. Trong đó, 5 phương án sáp nhập thêm các xã lân cận của huyện Triệu Phong và Hải Lăng vào thị xã Quảng Trị nhưng vẫn không đạt 2 tiêu chí diện tích và dân số. 

Phương án 6 sáp nhập thị xã Quảng Trị với một huyện (Hải Lăng hoặc Triệu Phong) thì không đảm bảo các yếu tố về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tiêu chuẩn đô thị.

Ngoài thị xã Quảng Trị, tỉnh này còn có huyện đảo Cồn Cỏ thuộc diện phải sắp xếp đơn vị hành chính nhưng có yếu tố đặc thù là hải đảo, biệt lập với các đơn vị hành chính khác. Huyện Cồn Cỏ có diện tích 2,3km2, dân số 168 người.

Trong giai đoạn 2019 - 2021, Quảng Trị sắp xếp 33 xã, thị trấn xuống còn 17 xã, thị trấn (giảm 16 xã), nhưng vẫn còn nhiều đơn vị hành chính cấp xã quy mô diện tích quá nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt, gây ra nhiều khó khăn cản trở trong công tác lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Khát vọng hòa bình âm vang trên Khát vọng hòa bình âm vang trên 'đất thiêng' Thành cổ Quảng Trị

TTO - Trên đất thiêng Thành cổ Quảng Trị, một thông điệp hòa bình đã được phát đi trong chương trình 'Khát vọng hòa bình' ngay bên bến thả hoa sông Thạch Hãn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên