Các tân huyền đai phải đi bộ từ chân núi lên đỉnh núi với quãng đường 20km - Ảnh: MINH TỰ
Vừa hoàn tất kỳ thi huyền đai sau ba năm rèn thuật, nhưng để được mang chiếc đai đen karatedo, các tân huyền đai phải đi bộ lên đỉnh núi Bạch Mã để sống giữa rừng núi học tiếp bài của thiên nhiên.
Hự phải tổ chức cuộc sống để cảm nhận giá trị bạn bè, và luồn rừng, lội suối rồi lại đi bộ xuống chân núi để luyện bài chiến thắng chính mình.
Sau cùng, họ phải viết một bài luận về ba năm trui rèn võ thuật, hấp thụ võ đạo, và suy nghiệm về chuyến đi lên núi, mới được cấp văn bằng huyền đai.
Đó là quy định riêng của do võ sư Nguyễn Văn Dũng thiết lập và duy trì suốt 35 năm qua.
PV Tuổi Trẻ đã lên núi cùng các tân huyền đai khóa Bạch Mã 2018 và ghi lại những hình ảnh này.
Để vượt qua những ngọn thác, các võ sinh phải níu dây để trèo qua những vách đá - Ảnh: DŨNG MINH
Trèo đèo lội suối gian nan, nhưng nụ cười vẫn tươi trên môi nữ võ sĩ - Ảnh: MINH TỰ
Các võ sinh bám rễ cây, tụt xuống chân thác để tập kết trên ghềnh đá biểu diễn bài quyền - Ảnh: DŨNG MINH
Đoàn võ sinh biểu diễn quyền thuật trên vách đá của ngọn thác Đỗ Quyên cao hơn 300m - Ảnh: MINH TỰ
Tiếng thét “ki-ai” của các nữ võ sinh tân huyền đai vang động cả núi rừng - Ảnh: MINH TỰ
Tiết mục song đấu của các tân huyền đai - Ảnh: DŨNG MINH
Các võ sinh lắng nghe bài học về võ đạo từ sư phụ - võ sư Nguyễn Văn Dũng - người sáng lập Nghĩa Dũng đường Karatedo - Ảnh: MINH TỰ
Sư phụ dạy lên núi không chỉ luyện võ mà cốt yếu luyện tâm hồn, nhân cách từ người thầy vĩ đại thiên nhiên - Ảnh: MINH TỰ
Hình ảnh người võ sĩ giữa núi rừng Bạch Mã hùng vĩ đã trở thành biểu trưng của Nghĩa Dũng đường - Ảnh: MINH TỰ
Hạ trại dưới tán rừng già, thực hành kỹ năng sinh tồn giữa rừng núi - Ảnh: MINH TỰ
Trước khi nhổ trại, các võ sinh phải dọn sạch không để sót một cọng rác nào trên núi - Ảnh: MINH TỰ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận