Phóng to |
Các lời “còm” lại tạo nên sức hấp dẫn mới cho cả bài viết lẫn trang báo - Ảnh: Google |
Khoái râu ria hơn mặt mũi
Các bài viết được admin (người quản lý trang web) hoặc tòa soạn đưa lên mạng tạo nên bộ mặt của tờ báo hoặc trang tin và mang tính chính danh, chính thống. Còn các lời “còm” thể hiện quan điểm của người đọc, tạm gọi là một sân chơi "râu ria". Bởi vậy, khi cho phép bạn đọc để lại “còm”, các tòa soạn báo hoặc trang web luôn phải thủ sẵn một câu bảo bối: “Các ý kiến của bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của tòa soạn. Chúng tôi giữ quyền biên tập ý kiến nếu cần thiết”. Và dĩ nhiên, “còm” sẽ không được trả nhuận bút!
Với bạn đọc, được thể hiện ý kiến, góc nhìn của mình là điều vui nhất. Nhiều người dụng công, viết “còm” công phu cả ngàn chữ, để bày tỏ cái nhìn của mình về thông tin đã đăng, hoặc tranh luận với bạn đọc khác. Một số khác lại chuyên “canh me” để sửa gáy tòa soạn hoặc người khác nếu có viết gì sơ suất.
Thống kê sơ bộ, các mục thường được nhiều bạn đọc góp lời “còm” là tình yêu - hôn nhân, tiêu dùng, kinh nghiệm đối phó trộm cắp, ẩm thực, sức khỏe… Trong đó, nội dung có nhiều lời bình hài hước, thú vị nhất là những thứ liên quan đến “ông uống bà khen” hoặc “một người khỏe hai người vui”!
Thật khó mà nhịn được sự mắc cười khi đọc được những lời “còm” kiểu tếu táo như: “một là bị hỏng bugi, hai là bị hỏng cái gì bên trong”, hoặc “anh bắt đầu vào tuổi già, nhưng các phần già không đều”… Khi nói về chuyện thường được coi là nhạy cảm, bỗng nhiên nhiều người rất cởi mở. Về mặt tâm lý, đó cũng có thể coi là một hiệu ứng cân bằng cho những người không có sẵn dịp để bày tỏ trong cuộc sống thường ngày. "Râu ria" làm mặt mũi thêm hấp dẫn, tại sao không?
Giới hạn của “còm”
Mới đây, dưới các bài viết do họ post do đã gặp những phiền toái do không kiểm soát được tác động xấu của những lời “còm”.
Thật ra, cho phép “còm” hay không, “còm” ở mức độ nào là phù hợp… vẫn là chuyện nhức đầu của nhiều trang tin. Khóa “còm” đương nhiên sẽ giảm đáng kể tính hấp dẫn với bạn đọc. Cho phép “còm” thoải mái, đến lúc sẽ phải trả giá. Giải pháp trung gian là đặt ra “luật còm” riêng cho mỗi trang tin. Bạn đọc sẽ phải tuân thủ các quy tắc này để lời bình luận được chấp nhận đăng tải: không đề cập đến chính trị, không vi phạm các quy định về thuần phong mỹ tục, không kích động…
Thế nhưng thực tế không như các tòa soạn báo hoặc các trang web mong muốn. Các trang báo luôn muốn để bạn đọc nêu ý kiến cá nhân về các khía cạnh của cuộc sống, tôn trọng lợi ích chung, lợi ích của người khác, mở rộng các cách thức mà người ta giao tiếp với thế giới xung quanh. Song rõ ràng rất nhiều bạn đọc đã đi quá đà, trong suy nghĩ cũng như lời lẽ, khi "còm" ý kiến của mình lên một nơi cần có sự tôn trọng chung.
Sự tôn trọng dành cho đám đông, tôn trọng chính mình cũng như từng cá nhân người khác là nền tảng cho giao tiếp ổn thỏa. Với tư cách bộc lộ mình để kết nối và mở rộng các quan hệ, giao tiếp bằng “còm” là một đặc trưng của thời đại Internet. Khó có thể gọi là hấp dẫn nếu tin tức hoặc bài viết nào đó xuất hiện trên mạng mà sau đó chẳng được ai “còm”.
Bạn có đồng ý vậy không?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận