Nghi lễ được tổ chức tại Đại Giảng Đường, sau đó làm lễ rước hương đến Phòng thực tập giải phẫu.
Phóng to |
Khung cảnh hành lang |
Phóng to |
Xếp hàng đợi vào phòng thực hành Giải phẫu |
Phóng to |
Thành kính tri ân |
Phóng to |
Thành kính tri ân |
Tại đây, các thi hài đã được khâu lại cẩn thận vết giải phẫu, phủ khăn trắng, choàng chuỗi hoa, xếp thẳng hàng. Trước đó sinh viên đã kết đèn, hoa trang trí căn phòng học thường ngày trở nên trang nghiêm. Đồng thời Bộ môn Giải phẩu đã gửi thiệp mời thân nhân những người hiến xác cho khoa học tham dự buổi lễ.
Phòng thực tập giải phẫu thường ngày yên ắng là thế, hôm nay ngập tràn hoa và nước mắt. Từng dòng người xếp hàng nối dài từ cầu thang, hành lang đến cửa phòng. Trong dòng người ấy, có các thầy cô, y bác sĩ, thân nhân và các bạn sinh viên. Họ cùng kiên nhẫn đợi trong lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến những người đã hiến thân cho khoa học.
Có bạn sinh viên cúi đầu trước một thi thể thường ngày mình vẫn thực tập mổ, khẽ nhặt một đóa hoa đặt lên tấm vải phủ màu trắng. Có người con ôm xác cha rưng rưng khóc. Anh Đức, một trong rất nhiều người con hôm nay đến thăm cha mình, cho biết cả nhà anh nguyện hiến thân cho khoa học, ba anh là người đầu tiên. Ông cụ qua đời cách đây 3 năm...
Hiến thân cho khoa học
Ngay từ thời trung cổ xa xưa, người sống đã bày tỏ niềm tiếc nuối, thương nhớ và cầu chúc người đã khuất thông qua những nghi lễ, thờ cúng và bằng cả nghệ thuật. Người ta đã vẽ, đã khắc hoạ những bức tranh mô tả những cuộc khiêu vũ của những người chết dưới âm phủ.
Đến thời kỳ phục hưng, khi ngành Giải Phẫu học phát triển mạnh mẽ, trở thành một môn học quan trọng, việc phẫu tích xác trở nên bắt buộc và phổ biến trong các trường Đại học Y khoa. Các nhà Giải Phẫu học và sinh viên Y đã có sáng kiến biến tinh thần biết ơn trên thành buổi khiêu vũ tạ ơn những người đã hiến thân mình cho khoa học vào dịp lễ Noel hàng năm. Lễ hội Macchabée được hình thành từ đó.
Macchabée là một hình tượng văn hóa độc đáo, phổ biến ở các nước phương Tây, thể hiện tính đa dạng trong nghi lễ và nghệ thuật tạo hình. Lễ hội mang tính nhân bản sâu sắc, thể hiện sự thương tiếc và chúc phúc của những người sống cho những người đã khuất, qua đó gửi gắm khát vọng hạnh phúc và bình đẳng đến tất cả mọi người.
Ở Việt Nam, trước giải phóng, lễ hội thường được tổ chức vào Tết âm lịch. Sau năm 1975, trải qua bao thăng trầm lịch sử, lễ hội bị gián đoạn trong thời gian dài. Từ năm 1990, Giáo Sư Nguyễn Quang Quyền, chủ nhiệm bộ môn Giải phẩu học tại Đại học Y Dược TP.HCM đã khôi phục lại vũ hội Macchabée và đặt tên là: Lễ tri ân những người đã hiến thân thể cho khoa học.”
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận