17/02/2011 15:35 GMT+7

Lễ hội: văn hóa hay cuồng tín?

QÚAC TẤN KHẢI - HÀ THÁU BÌNH
QÚAC TẤN KHẢI - HÀ THÁU BÌNH

TTO - Nhiều lễ hội truyền thống thực tế rất xô bồ, năm nào cũng thế. Và khó mà nói đó là nét đẹp văn hoá nữa mà chỉ là nơi thể hiện mê tín dị đoan đến cuồng tín.

Po5cNKR9.jpgPhóng to
Cảnh xô lấn, phá rào, ném đồ vào cảnh sát kéo dài từ 21g tới 24g ngày 16-2 - Ảnh: Thuận Thắng

Nhìn cảnh tượng này tôi thiết nghĩ nếu có xin được ấn cũng chắc gì đã được gặp may, vì phải giẫm đạp nhau mà có được. Kinh phật có câu: "Tích đức phùng đức. Sống tốt, và cố gắng phấn đấu thì sẽ gặp được nhiều điều may mắn".

Còn cứ như thế này, giá trị của các lễ hội dân gian nước ta thực sự có còn là điều đáng tự hào nữa không?

Lễ hội mê tín xuất hiện ngày càng nhiều

Tại sao nhiều người lại mê tín dị đoan và thậm chí có thể nói là ngu muội như vậy nhỉ? Đã có ai chứng minh được là khi có được tờ ấn đó thì cả năm làm ăn sẽ suôn sẻ và được thăng quan tiến chức chưa?

Không hiểu người ta suy nghĩ thế nào mà bỏ tiền ra, thậm chí liều mạng để giành giật một thứ không có giá trị như vậy. Tôi nghĩ số người thực sự có lòng tin và thực sự muốn có được ấn đến để mua ấn thì ít, còn số người muốn lợi dụng sự kiện này để mua đi bán lại nhằm trục lợi thì nhiều. Mặt khác để tổ chức lễ hội này, nguồn kinh phí là không nhỏ và thiệt hại cho người dân cũng rất lớn.

Do đó ý kiến của tôi là từ năm sau, đền Trần chỉ tổ chức lễ Khai ấn và chỉ đóng số lượng ấn đủ để phục vụ nhu cầu cúng tế trong đền. Ngoài ra nên bỏ đi việc phát (thực tế là bán) ấn cho người dân và du khách. Nếu làm như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của một số người, nhưng sẽ là một lễ hội đẹp và an toàn cho người dân và du khách.

Tổ chức thiếu khoa học

Tôi chưa từng tới lễ hội đền Trần nhưng mà nhìn cảnh chen lấn như ở trên hình thì thật là đáng sợ. Tại sao ban tổ chức không tổ chức các bàn phát ấn một cách khoa học hơn để giảm thiểu sự chen lấn khi vào lấy ấn. Nếu như ta tổ chức thành nhiều bàn phát ấn và chỉ đi vào đầu này và đi ra đầu kia theo hành lang hình chữ Z thì tôi tin rằng sẽ giảm tải được sự chen chúc xô đẩy.

Lễ mua ấn đền Trần?

Theo tôi chúng ta nên đổi lại là "mua ấn" thì đúng hơn, vì sự linh thiêng của nó cũng không còn nữa. Để hiểu "xin ấn" là được ban phát mà không mất tiền. Khi người được "ấn" thì tùy lòng thành của người đọc "ấn" mà tạ lễ thì mới đúng tên gọi là "xin ấn" còn chen lấn nhau, tay cầm tiền để mua thì chúng ta nên gọi cho đúng tên của nó là: Lễ mua ấn đền trần!

Nhas2 tôi cách đền 5km nhưng chưa bao giờ tôi xin ấn

Nếu xin được ấn mà chết trong lúc chen lấn thì không biết hên hay xui? Nếu xin ấn về rồi mà không làm, không cố gắng thì không biết có giàu hơn hay thăng quan tiến chức hơn không? Nhà tôi cách đền 5km nhưng chưa bao giờ tôi đi xin ấn. Tôi chỉ ghé đền ngắm cảnh khi có dịp về quê nhưng công việc tôi cũng rất tốt. Quá mê tín!

Bao giờ người ta biết cách hành xử có văn hóa hơn?

Cũng không thể gọi là mê muội được. Muốn đạt được một điều gì, phải trải qua khó khăn, gian nan, phải biết kiên trì và bất chấp thủ đoạn. Đó là điều mà những người chen lấn xin ấn đã học được.

Người ta không chỉ tranh giành nhau tấm vải lụa linh thiêng ấy, mà còn giành nhau từng centimet đường mỗi khi dừng đèn đỏ, vẫn muốn lấn nhau dù chỉ 1 centimet đất mỗi khi cơi nới sửa chữa nhà mình, vẫn muốn hơn nhau dẫu chỉ một bước chân mỗi khi ở một nơi công cộng nào mà phải xếp hàng. Đâu rồi hai chữ "đồng bào"!?

Bài học từ Campuchia

vẫn còn nóng hổi, thế mà sự việc này lại lặp lại ở Việt Nam. Mua bán, giành giật, "cướp" ấn thế này thì liệu ấn có còn linh thiêng không? Có còn sự tôn nghiêm không? Văn hóa thế nào? Bạn bè quốc tế thấy được sẽ nghĩ chúng ta thế nào?

QÚAC TẤN KHẢI - HÀ THÁU BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên