Phóng to |
32 "ông cầu" (cách gọi trâu chiến của người Hải Lựu) đấu loại trực tiếp theo từng cặp để chọn ra một giải nhất, một giải nhì và hai đồng giải ba.
Sau lễ tế cuối cùng, tất cả "ông cầu" đều bị mổ thịt bán cho khách thập phương với giá rất cao. Riêng thịt bốn "ông" đoạt giải cao nhất có giá 150-300 ngàn đồng/kg. Người dân địa phương cho rằng, ăn thịt "ông cầu" sẽ được mạnh khoẻ, may mắn.
Theo ông Nguyễn Trụ - bí thư Đảng uỷ xã Hải Lựu, đây chính là nơi phát tích tục chọi trâu của Việt Nam với lễ hội đầu tiên được tổ chức cách đây gần 2.000 năm (trước cả hội chọi trâu Đồ Sơn của Hải Phòng). Từ đó, hội liên tục diễn ra vào hai ngày 17, 18-2 âm lịch hàng năm cho đến năm 1947 thì bị gián đoạn do chiến tranh.
Đến năm 2002, được UBND tỉnh và huyện ủng hộ, xã Hải Lựu quyết định khôi phục lại Lễ hội. Các nghệ nhân chọn lựa trâu chiến ngay trong vùng song đa số phải kỳ công đi tìm mua ở các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Yên Bái... rồi đưa về nuôi dưỡng, huấn luyện theo chế độ đặc biệt. Gia đình có "ông cầu" đoạt giải cao thường được bà con kính trọng và theo quan niệm xưa sẽ làm ăn thịnh vượng, phát đạt trong cả năm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận