17/04/2014 12:41 GMT+7

Lễ bỏ mả của người Raglai thành di sản văn hóa

TIẾN THÀNH
TIẾN THÀNH

TTO - Sáng 17-4, Sở VH-TT&DL tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ công bố và đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội bỏ mả của người Raglai” tại thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn.

Xt70pJ81.jpgPhóng to
Các nghệ nhân người Raglai biểu diễn nhạc cụ mã la - Ảnh: Tiến Thành
UTf7ePy6.jpgPhóng to
Đại diện xã Ba Cụm Bắc tiếp nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về “Lễ hội bỏ mả của người Raglai” - Ảnh: Tiến Thành

Buổi lễ được tổ chức trang trọng với màn biểu diễn nhạc cụ mã la, đàn đá của các nghệ nhân người Raglai.

Dân tộc Raglai là chủ nhân của nhiều loại hình văn hóa có giá trị như văn chương truyền miệng, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, dân ca… cùng các nghi lễ tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, cúng giàng, lễ bỏ mả… Trong đó lễ bỏ mả là nghi lễ tiêu biểu nhất, thường được tổ chức vào tháng 3 đến tháng 4 hằng năm khi mùa màng đã thu hoạch xong.

Lễ bỏ mả tiến hành bằng nhiều nghi thức như lễ nhà mồ, lễ cúng và lễ đặt mô hình con tàu, lễ rước ông bà và vật thiêng, lễ giáp mặt tổ tiên và lễ tục chia của.

Theo ông Mấu Xuân Danh, đại diện cộng đồng người Raglai ở huyện Khánh Sơn, người Raglai quan niệm phong tục bỏ mả là một nghi lễ quan trọng trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh và được cộng đồng người Raglai thực hành, trao quyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Đối với người Raglai, việc tổ chức lễ bỏ mả là để thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người đang sống đối với người đã khuất, đồng thời còn là dịp thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa với công ơn ông bà, báo hiếu cha mẹ và còn biểu hiện tình làng, nghĩa xóm.

Đối với người Raglai, chết không phải là hết mà là bắt đầu cho cuộc sống khác ở một thế giới khác, đó là xứ sở của ông bà tổ tiên.

TIẾN THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên