Phóng to |
Bị cáo Lê Bá Mai tại phiên tòa - Ảnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
Bị cáo Lê Bá Mai tại phiên tòa - Ảnh: Thuận Thắng |
Khi chủ tọa phiên tòa hỏi Lê Bá Mai còn nhớ ngày 12-11-2004 mình đã làm gì, Mai khẳng định không nhớ vì ngày đó đã trôi qua quá lâu. Tuy nhiên, bị cáo Lê Bá Mai khẳng định: "Tôi không hiếp dâm và giết cháu Thị Út!".
Chủ tọa phiên tòa cho biết đến nay vụ án này đã có tới sáu bản án, trong đó có bản án Lê Bá Mai đã nhận tội.
Lê Bá Mai khẳng định: "Đó là do cơ quan công an tự thu thập chứng cứ ở hiện trường, bắt bị cáo khai theo yêu cầu của cán bộ điều tra, các cán bộ điều tra đã đánh đập bị cáo để ép cung".
Lê Bá Mai khai: "Sau phiên tòa sơ thẩm bị cáo đã viết đơn kháng cáo. Trong đơn kháng cáo bị cáo không biết bản án sơ thẩm như thế nào, chỉ làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Trong quá trình điều tra, VKS Bình Phước nói với bị cáo là nếu bị cáo không khai không nhận thì không xử lý được, nên bị cáo đã nhận để tòa xem xét. Các bản khai của bị cáo, cũng có bản khai có luật sư tham gia theo yêu cầu của cán bộ điều tra VKS".
Bây giờ bị cáo có trình bày điều mình khai cho luật sư biết không? Lúc ấy bị cáo muốn nói mà không nói được.
Chủ tọa đặt câu hỏi: Lúc đầu bị cáo khai không nhớ gì về ngày 12-11-2004, nhưng khi tòa hỏi tiếp về việc bị cáo có chở Út đi không, Út bảo không, hỏi Út làm gì vào ngày đó thì bị cáo nói đi rải phân. Vậy bị cáo nhớ hay không nhớ? Không ai có quyền bắt bị cáo nhận tội, nếu bị cáo nhớ thì tòa hỏi tiếp, còn nếu bị cáo không nhớ thì không hỏi nữa.
9g37, tòa kết thúc thẩm vấn Lê Bá Mai, tiến hành hỏi nhân chứng Điểu Ky.
Luật sư của Lê Bá Mai yêu cầu hỏi riêng nhân chứng Điểu Ky, yêu cầu các nhân chứng Thị Hằng, Điểu Cẩn đi ra ngoài. Chủ tọa phiên tòa đồng ý với yêu cầu này.
Điểu Ky cho biết: "Tối 12-11-2004, tôi đi cùng Điểu Cẩn đến chòi của Mai tìm Út vì nghe nói Út được Mai dẫn đi. Đến chòi tôi hỏi Mai chở Út đi đâu chưa thấy về? Mai trả lời không biết. Đến mấy ngày sau gia đình mới phát hiện ra Út".
Sau khi hỏi xong, tòa mời ông Điểu Ky ra ngoài để hỏi ông Điểu Cẩn.
9g44: chủ tọa bắt đầu hỏi ông Điểu Cẩn, cha của Thị Út.
Trước tòa ông Cẩn nói không nhớ được ngày mất của Thị Út, không nhớ con mình học lớp mấy. "9 năm rồi, đã lâu quá rồi nên tôi không còn nhớ nữa" - Ông Cẩn nói
Ông Điểu Cẩn nói khi Út mất tích, ông chỉ đi tìm loanh quanh xung cái ao nhà. Ông Cẩn khẳng định đã đi cùng Điểu Ky đến nhà Lê Bá Mai để tìm Út vào buổi chiều. Vì nghe Hằng nói Mai chở Út đi.
Kết thúc phẩn hỏi, tòa mời ông Điểu Cần ra ngoài và đưa nhân chứng Hằng vào để hỏi tiếp. Hằng cho biết sáng 12-11-2004, Hằng đi với Út mót củ sắn tại rẫy ông Tuân (nơi Lê Bá Mai làm việc). Hằng khẳng định đã thấy Lê Bá Mai chở Út đi. Tiếp đó, đã diễn ra phần hỏi đáp giữa tòa và nhân chứng Hằng:
- Cháu biết Lê Bá Mai trước hay sau ngày xảy ra vụ án?
- Con biết trước. Nhà con cách nhà Lê Bá Mai 100m.
- Cháu có hay qua chỗ Mai ở không?
- Dạ không. Cháu nhìn thấy Lê Bá Mai chở dì Út đi bằng xe máy màu xanh đen. Trên xe máy còn chở một bình xịt và bình nước đá. Bình xịt màu xanh, bình nước đá màu đỏ.
- Bị cáo Mai có đội nón không?
- Dạ có đội nón lá.
- Khi Út đi có dặn cháu trông chừng xe đạp?
- Đúng.
- Khi Út đi cháu có đi theo xe của dì không?
- Con có chạy theo một đoạn khoảng 15m, tới cái cầu con quay lại, vì con không qua cầu được. Cầu là tấm ván nhỏ.
Hằng xác nhận đoạn đường này chính là nơi dẫn đến hiện trường nạn nhân Út nằm.
Trả lời tòa, Hằng xác nhận đã gặp Lê Bá Mai trong nhà một người bạn.
"Khi con đi học về, ba con hỏi sáng nay con và dì Út đi đâu thì con mới kể". Hằng nói không nhớ Út cầm gì, cũng không nhớ Út mặc quần áo màu gì.
Trước đó, chủ tọa phiên tòa Phan Thanh Tùng tuyên bố khai mạc phiên tòa lúc 8g50 và bắt đầu thẩm vấn Lê Bá Mai. Công tố viên là ông Nguyễn Thanh Sơn (viện phó Viện phúc thẩm 3).
Theo bản cáo trạng, khoảng 6g ngày 12-11-2004, Lê Bá Mai đi rải phân bón trong vườn thì nhìn thấy hai em bé (Thị Út và Thị Hằng, ngụ xã An Khương, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) đang mót sắn cách chỗ Mai khoảng 50m.
Mai kêu bé Thị Út lên xe máy chở đến khu vực vườn mít dùng tay đánh vào gáy khiến Út bất tỉnh rồi hiếp dâm. Sau khi thực hiện xong hành vi, sợ Út tố cáo nên Mai đã lấy quần của nạn nhân siết cổ đến chết rồi vùi thi thể vào gốc cây mít và trở về chòi tắm rửa, ăn cơm như không có chuyện gì xảy ra.
Ngày 16-11-2004, gia đình Út đi tìm và phát hiện thi thể con mình trong phần đất thuộc trang trại của ông Dương Bá Tuân. Ngày 17-11-2004, Lê Bá Mai bị bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi giết người và hiếp dâm trẻ em.
Lê Bá Mai đã bị hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm tuyên tử hình. Tuy nhiên, bản án này bị viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm và hội đồng thẩm phán TAND tối cao tuyên hủy, yêu cầu cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Do kết quả điều tra lại không có gì mới, không giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nên tại phiên tòa sơ thẩm lần hai (24-5-2011), TAND tỉnh Bình Phước tuyên Mai vô tội và trả tự do ngay tại tòa. Ngay sau đó, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước kháng nghị bản án.
Ngày 19-6-2012, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã tuyên hủy bản án sơ thẩm lần 2. Phiên tòa sơ thẩm lần 3 diễn ra tại Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước. Ngày 5-1-2013, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã tuyên phạt mức án tù chung thân đối với bị cáo Lê Bá Mai về tội giết người, 18 năm về tội hiếp dâm trẻ em, tổng hình phạt mà bị cáo Mai lãnh là chung thân và buộc phải bồi thường cho gia đình bị hại 81 triệu đồng.
Vụ án kéo dài gần 10 năm gây mệt mỏi không chỉ bị hại mà cả gia đình bị cáo, đồng thời tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của các cơ quan tố tụng. Với một vụ án, một sự việc nhưng trải qua nhiều lần xét xử cho các kết quả bản án khác nhau nên vụ án này còn được coi là “kỳ án” trong lịch sử tố tụng Việt Nam.
Vụ án này kéo dài 10 năm, trải qua nhiều phiên xét xử với nhiều bản án khác nhau. Tham gia bào chữa cho Lê Bá Mai là ba luật sư Bùi Quang Nghiêm, Huỳnh Thế Tân và Trịnh Thanh. Lê Bá Mai từng bị TAND tỉnh Bình Phước tuyên án tử hình về hai tội “hiếp dâm trẻ em” và “giết người”. Sau đó, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM cũng xử y án sơ thẩm. Tuy nhiên, cả hai bản án tuyên tử hình Lê Bá Mai đều bị cấp giám đốc thẩm hủy án. Xử sơ thẩm lại lần hai, Mai được TAND tỉnh Bình Phước tuyên vô tội, trả tự do tại tòa nhưng sau đó tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM ký lệnh bắt tạm giam trở lại, đồng thời tuyên hủy bản án, đề nghị TAND tỉnh Bình Phước xử lại. Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ ba, TAND tỉnh Bình Phước tuyên Lê Bá Mai án tù chung thân nhưng tiếp tục bị Viện KSND tỉnh Bình Phước kháng nghị đề nghị cấp phúc thẩm tăng án lên tử hình. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận