Viên đạn được bọc trong lớp sỏi thận - Ảnh: Urology Case Reports
Bệnh nhân được xác định là một người đàn ông 42 tuổi sống tại bang Connecticut, Mỹ.
Người này bị bắn vào năm 1990. Tuy nhiên tại thời điểm đó, các bác sĩ không dám mạo hiểm lấy viên đạn ra vì có thể gây hại đến tính mạng của ông.
Qua thời gian, lớp sỏi thận bắt đầu bọc lấy viên đạn mắc kẹt ở thành bàng quang gây ra những cơn đau dữ dội trong một năm qua.
"Dù đây không phải là trường hợp đầu tiên mảnh đạn xâm nhập vào trong bàng quang, nhưng bệnh nhân của chúng tôi có đến 18 năm từ lúc bị bắn cho đến khi xuất hiện các triệu chứng đường niệu. Đây là khoản thời gian trì hoãn triệu chứng dài nhất mà chúng tôi từng biết" - báo cáo về trường hợp đặc biệt này trên tạp chí y khoa Urology Case Reports giải thích.
Người đàn ông đã phải tìm đến bác sĩ vì không chịu đựng nổi cơn đau và lần này các bác sĩ đã lấy thành công viên đạn ra khỏi bàng quang của bệnh nhân.
Các bác sĩ điều trị cho biết họ dùng một máy quay nhỏ luồn vào trong bàng quang của người đàn ông và phát hiện ra viên đạn. Viên đạn được bọc trong sỏi có kích thước 30x25 mm. Họ đã phải sử dụng tia laser để nghiền viên sỏi và những phần vụn được đẩy ra ngoài qua đường tiểu. Tuy nhiên, mảnh đạn còn lại quá sắc buộc bác sĩ phải phẫu thuật để lấy ra.
Mảnh đạn sau đó được giao nộp cho cảnh sát.
"Khi bị vật lạ xâm nhập, cơ thể ban đầu sẽ bọc lấy vật thể bằng các cơ sẹo. Sau đó, cơ thể sẽ dần dần đẩy nó lên bề mặt để tống vật thể ra ngoài" - báo cáo cho biết.
Trong trường hợp này, vì viên đạn nằm sâu trong bàng quang người đàn ông và không thể thoát ra ngoài qua đường tiểu, nó dần đần bị bao bọc trong lớp sỏi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận