Cũng do việc thu gom rác của hai xe rác dân lập khác nhau (một xe thu gom rác hằng ngày và một xe thu gom rác cách ngày) mà xảy ra tình trạng rác của hộ này đem bỏ vào giỏ rác của hộ kia, gây mất đoàn kết giữa các gia đình và giữa những người thu gom rác.
Phóng to |
Rác ngập dài hàng chục mét trên dòng kênh Tân Hóa - Lò Gốm (đoạn thuộc hai phường Hòa Thạnh và Phú Trung, quận Tân Phú, TP.HCM) - Ảnh: Minh Đức |
Trong dịp đi thăm tặng quà tết vừa qua, tôi đã nghe một bà mẹ liệt sĩ ngụ tại đường Phạm Thế Hiển (Q.8) giải thích nguyên nhân có nhiều rác trên kênh rạch là do một số hộ không chịu đóng tiền đổ rác dân lập.
Từ thực tế mắt thấy tai nghe này, tôi thấy nên lập các công ty hoặc hợp tác xã (HTX) thu gom rác trong dân. Căn cứ số hộ của từng địa phương, các công ty hoặc HTX thu gom rác trong dân sẽ ký hợp đồng thu gom rác trực tiếp với chính quyền phường thay vì “hợp đồng” miệng với từng gia đình.
Việc lập các công ty hoặc HTX thu gom rác trong dân sẽ tránh được tình trạnh trốn tránh nghĩa vụ nộp tiền đổ rác của một số gia đình, đồng thời tránh được tình trạng tị nạnh giữa các xe rác dân lập với nhau. Ngoài ra, các công ty hoặc HTX thu gom rác trong dân sẽ là đại diện ký hợp đồng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động làm công việc thu gom rác.
* Nhà tôi ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM). Ở khu phố tôi, xe đi thu gom rác không có giờ giấc ổn định, có khi hai ngày mới thu gom một lần. Vì vậy thường xuyên xảy ra cảnh mèo, chuột cắn xé bao rác làm rác vương vãi khắp đường đi, chưa kể khi đường bị ngập nước do triều cường rác lại trôi nổi lềnh bềnh, trông rất mất vệ sinh.
Ở khu phố tôi cũng có những hộ dân không chịu đóng tiền rác. Những hộ này thường mang rác bỏ qua nhà người khác. Vì vậy tôi rất đồng tình với ý kiến: “Nhà nào cũng phải đóng tiền rác” nói trên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận