* Kiểm tra việc Petrolimex kêu lỗ nhưng công bố lãi
Bao gồm: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) và tại các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối gồm Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu TP.HCM và Công ty TNHH một thành viên Thương mại dầu khí Đồng Tháp.
Nên công bố các gian lận trong ngành xăng dầu Hai bộ nặng lời, lộ ra nhiều chuyện Doanh nghiệp xăng dầu phải báo cáo hoạt động kinh doanhPhóng to |
Theo các quyết định này, các tổ kiểm tra sẽ làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp để xác định giá vốn các mặt hàng xăng dầu tồn kho tính đến ngày 26-8-2011, giá nhập khẩu trong giai đoạn từ 1-1 đến hết ngày 15-9-2011; rà soát các khoản chi phí thực tế liên quan đến kinh doanh của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh xăng dầu; rà soát kết quả sản xuất kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo kế toán gần nhất với thời điểm kiểm tra; kiểm tra việc chấp hành các quy định về trích và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu tính đến hết ngày 15-9-2011.
Trong khi đó, một lãnh đạo có trách nhiệm của Bộ Tài chính cũng khẳng định sẽ cho kiểm tra việc Petrolimex kêu lỗ nhưng lên sàn chứng khoán lại công bố lãi.
Đó là những thông tin tiếp theo cuộc hội thảo “nóng” tại Bộ Tài chính về điều hành giá xăng dầu ngày 20-9 mà ở đó Bộ Công thương và Bộ Tài chính đã đưa ra những số liệu, nhận định và quan điểm về điều hành giá xăng dầu khá trái ngược nhau.
Nếu lãi sẽ xin giảm 1.000 đồng/lít
Ngày 21-9, ông Bùi Ngọc Bảo, tổng giám đốc Petrolimex, đã gặp gỡ báo chí để “trao đổi giãi bày” một số vấn đề trong cuộc hội thảo tại Bộ Tài chính ngày 20-9. Theo ông Bảo, nếu nói ngày 26-8-2011 khi Bộ Tài chính ra lệnh giảm giá xăng dầu, Petrolimex có lãi hơn 780 đồng/lít, chưa kể 300 đồng lợi nhuận định mức thì đúng là Petrolimex lãi lớn mà lại kêu lỗ.
Xem Bộ trưởng Vương Đình Huệ phát biểu tại hội thảo. Nguồn: VTV1 19g ngày 20-9
Tuy nhiên, ông Bảo khẳng định nếu tính theo cách của Bộ Tài chính thì xăng A92 trước khi hạ giá ngày 26-8 có lãi 122 đồng/lít. Dầu diesel lãi trên 400 đồng/lít. Tuy nhiên, nếu tính theo giá vốn của Petrolimex (từ thực tế kinh doanh), theo ông Bảo, xăng A95 lỗ 58 đồng/lít, xăng A92 lãi 219 đồng/lít, dầu DO 0,05 lãi 540 đồng/lít, dầu DO 0,25 lãi 289 đồng/lít.
Giảm giá, doanh nghiệp cũng được lợi Theo một quan chức Bộ Tài chính, bản thân các doanh nghiệp xăng dầu cũng được lợi khi giảm giá xăng dầu vì tỉ giá được giữ, lãi suất cũng giảm. CPI tháng 8 đã giảm, với việc giảm giá xăng, CPI tháng 9 cũng được tác động tốt. Vị lãnh đạo Bộ Tài chính này khẳng định cơ bản định hướng xăng dầu sẽ phải theo thị trường, nhưng do đây là mặt hàng vật tư chiến lược nên phải bình tĩnh và bình ổn |
Về việc áp dụng số liệu hải quan, ông Bảo cho rằng xuất nhập khẩu xăng dầu phải theo tập tục quốc tế: mua thì một tháng sau mới thanh toán tiền. Vì vậy, khi tàu về đến VN thì phải làm tờ khai hải quan với giá tạm tính. Một tháng sau có quyết toán lúc đó mới là giá thực. Do vậy, thông tin từ hải quan luôn có hai giá, và theo ông Bảo, nhiều người “không hiểu lĩnh vực thì dễ thấy u u minh minh. Nhiều người sẽ thấy lạ vì tàu về rồi, bán rồi mà lại không biết giá”. Ông Bảo nói do vậy “rất oan uổng cho tổng công ty, rất trách nhiệm và nghiêm túc thực hiện chỉ đạo mà lại mang tiếng kêu lãi thành lỗ”.
Lý giải về việc Bộ Công thương để Petrolimex không hạch toán được khoản lỗ từng mặt hàng, ông Nguyễn Lộc An - vụ phó Vụ Thị trường trong nước - nói lại rằng trong quỹ bình ổn, trích quỹ cho xăng dầu phải theo quy định của kế toán. Cụ thể, bán ra bao nhiêu lít xăng, bao nhiêu lít dầu mới được trích bù lỗ bấy nhiêu, chứ “doanh nghiệp không thể nói tôi nhập về bao nhiêu lít xăng, bao nhiêu lít dầu để trích quỹ bình ổn. Không tính riêng được là như thế chứ không phải không thể hạch toán nổi”.
Không chấp nhận không hạch toán từng mặt hàng
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định trước khi quyết định giảm giá xăng dầu, bộ đã yêu cầu Tổng cục Hải quan báo cáo giá nhập khẩu thực tế để xác định thực chất doanh nghiệp lỗ lãi thế nào và mức độ chịu đựng ra sao rồi mới có quyết định về mặt chuyên môn tài chính.
Vị lãnh đạo này cho biết giá Platt’s Singapore chỉ là giá tham chiếu, được sử dụng làm giá cơ sở tính toán, định hướng cho doanh nghiệp để mang tính cạnh tranh, khuyến khích quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Trên thực tế doanh nghiệp nào nhập được giá thấp hơn thì kinh doanh tốt, còn doanh nghiệp nào nhập khẩu với giá cao hơn giá cơ sở thì kinh doanh kém, quản trị kém.
Kém ở chỗ lúc người ta bán rẻ thì không mua mà lại mua lúc bán đắt. DN không áp dụng các biện pháp kinh tế, lựa chọn thời điểm, tỉ giá... sẽ bị lỗ. Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, hiện nay các doanh nghiệp xăng dầu có thể làm nhiều nghiệp vụ mà các nước vẫn sử dụng khi mua bán xăng dầu như Hedging xăng dầu, lựa chọn tỉ giá... nhưng nhiều doanh nghiệp VN cơ bản không làm.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết ngay tại buổi họp báo giảm giá xăng, bộ đã khẳng định tính toán theo 10 ngày thì doanh nghiệp lãi bình quân gần 100 đồng/lít. “Đúng ra phải tính bình quân 30 ngày, nhưng do bối cảnh lạm phát, chúng ta yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ” - vị này nói. Với việc giảm giá 500 đồng/lít, doanh nghiệp chỉ phải chia sẻ 100 đồng/lít, Nhà nước lùi bình ổn giá 100 đồng/lít, còn 300 đồng nữa là khoản lãi định mức trong giá cơ sở doanh nghiệp có thể chịu đựng được, nếu cuối năm giá thế giới giảm xuống theo xu hướng giảm giá hiện tại thì sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp có nguồn thu bù đắp. Trường hợp xấu nhất thì Nhà nước có thể can thiệp.
Về việc Petrolimex kêu lỗ nhưng lên sàn chứng khoán lại công bố lãi, lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định đang yêu cầu Cục Tài chính doanh nghiệp báo cáo lại và sẽ cho kiểm tra xem xét. Tuy nhiên, quan chức này khẳng định việc không thể hạch toán riêng từng mặt hàng xăng dầu lỗ lãi thế nào là không thể chấp nhận được.
Theo phân tích của vị lãnh đạo này, trong hạch toán bao giờ cũng có hai loại chi phí trực tiếp và gián tiếp. Chi phí trực tiếp của đối tượng nào tính cho đối tượng đó. Cụ thể, giá mua xăng là giá vốn của xăng, của dầu là giá vốn của dầu, hai mức giá này gồm các chi phí trực tiếp phải tách bạch được. Còn các khoản chi phí chung cho cả xăng và dầu như vận tải, bơm xăng dầu... đã phân bổ rồi. “Đây là nguyên tắc sơ đẳng của kế toán nên việc tách bạch giá xăng, giá dầu là điều hoàn toàn làm được. Việc nói không thể tính được lỗ của từng mặt hàng xăng dầu là vô lý” - vị này nhận định.
Trả lời Tuổi Trẻ về thông tin thi toán quốc tế, ông Nguyễn Lộc An nói: “Tôi phát biểu là từng trong đội tuyển đi thi toán quốc tế. Trong đội tuyển có tuyển chọn một vài cá nhân đi thi và tôi chưa nói tôi đi thi. Tuy nhiên, tôi nói điều này không có ý gì khoe khoang mà chỉ muốn mọi người hiểu rõ một điều là tôi hoàn toàn hiểu được các công thức của Bộ Tài chính đưa ra để tính giá xăng dầu. Tôi cũng có khả năng tính toán nhưng vẫn không hiểu vì lý do gì Bộ Tài chính lại có thể tính ra doanh nghiệp lãi để quyết định giảm giá ngày 26-8-2011. Tôi rất buồn vì nếu nói như bộ trưởng Bộ Tài chính thì tôi không biết tính giá cơ sở, vì ông ấy tính doanh nghiệp lãi hơn 700 đồng/lít trong khi tôi tính thì doanh nghiệp lỗ gần 200 đồng/lít”. Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Minh (Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, người phụ trách môn toán và đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic toán quốc tế - IMO) cho biết ông đã kiểm tra toàn bộ danh sách đoàn học sinh tham dự tất cả các kỳ thi Olympic toán quốc tế và khẳng định không hề có tên Nguyễn Lộc An trong thành phần đội tuyển học sinh VN tham dự IMO từ trước đến nay. Tôi không được dự cuộc hội thảo hôm qua (20-9) nhưng sáng nay đọc các báo tôi thấy rất sướng khi nghe phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khi ông nói “nếu cần công bố gian lận, tôi sẽ cho công bố gian lận”, “doanh nghiệp nào có ý định rút khỏi thị trường vì lỗ thì lên tiếng để Bộ Tài chính biết”, “quan điểm điều hành của Bộ Tài chính sẽ không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân”... Tôi rất đồng tình với Bộ trưởng Huệ là phải yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu báo cáo cụ thể, chi tiết chuyện lãi, lỗ từng mặt hàng chứ không thể mù mờ được. Tôi chờ đợi bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ làm rõ và cho công bố tất cả các vấn đề trên, có như vậy cử tri và nhân dân mới biết được thực hư của câu chuyện giá xăng dầu. Qua nhiều kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã nhiều lần nêu ý kiến về việc này nhưng chưa từng có câu trả lời thỏa đáng. Cứ khi giá xăng dầu thế giới tăng là doanh nghiệp lập tức kêu lỗ, kêu bị buôn lậu tràn qua biên giới và đề nghị tăng giá ngay, nhưng khi giá xăng dầu thế giới hạ thì doanh nghiệp lại lấy lý do cần thêm thời gian để bù lỗ, rồi chuyện luôn kêu lỗ nhưng khi cổ phần hóa lại báo lãi to... khiến dư luận không thể hiểu được các doanh nghiệp đang lãi lỗ thế nào. Tôi nghĩ rằng nhiều người ủng hộ điều hành giá xăng dầu theo thị trường nhưng điều kiện là phải thật sự minh bạch, giải trình rõ ràng, thuyết phục người tiêu dùng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận