Và tôi đã lênh đênh một ngày trên đầm Cầu Hai với lão ngư mù cả hai mắt.
Phóng to |
Đôi mắt bị mù nhưng cuộc sống gắn chặt với sông nước phá Tam Giang nên mọi công việc đánh bắt, ông Nguyễn Dê đều thao tác thành thục, mau lẹ |
Ông Dê cho biết hồi lên 8 tuổi, căn bệnh đậu mùa đã cướp đi đôi mắt của ông. Cũng từ đó, ông bắt đầu luyện tập sống theo cách của một người mù. Mười tuổi, ông theo ba mẹ giong đò đi đánh cá trên đầm. Thời gian sau, ông thuộc lòng từng vị trí đánh bắt, cách bủa lưới, phương pháp lặn mò cá tôm dưới nước...
Phóng to |
Hồi còn nhỏ nhờ khả năng bơi lội “Yết Kiêu” của mình mà ông nhiều lần thoát chết dưới đạn giặc. Giờ về già, khả năng bơi lội này giúp ông tự tin hơn khi ra giữa dòng phá mưu sinh |
Năm ông lên 18 tuổi, ông và ba người em chèo đò đưa du kích vượt đầm Cầu Hai qua vùng căn cứ cách mạng. Cũng trong thời gian này, ông và bà Nguyễn Thị Dưỡng bén duyên nhau. Cha mẹ bà Dưỡng ngăn cấm nhưng bà Dưỡng kiên quyết một lòng yêu ông, cũng vì cái tính can đảm và cái tài đánh cá của anh mù đầm phá này. Họ ngụp lặn trên đầm nước suốt mấy mươi năm qua để nuôi bảy người con lớn khôn.
Phóng to |
|
Từ thu hoạch cá đến từng chiếc lừ bị rách đều tự tay ông Dê mù tự làm, tự khâu vá lại |
Phóng to |
Ông Dê cùng vợ lượm lặt những sản phẩm thu hoạch ít ỏi từ mẻ lừ |
Phóng to |
Mưu sinh bằng nghề kiếm miếng cơm từ miệng của “hà bá”. Giữa dòng nước phá Tam Giang khi hiền khi dữ, hai vợ chồng già đều mang trong mình những nỗi sợ hãi |
Phóng to |
Sau khi thả xong lừ, hai vợ chồng ông lại chèo chống đưa đồ về tổ ấm thứ hai là căn chòi nhỏ trên hồ nuôi cá của gia đình ông bà. Họ ngủ lại đây cho tới sáng sớm bắt đầu một ngày mưu sinh mới |
Phóng to |
Không một lần nhìn thấy mặt những đứa cháu của mình. Nhưng niềm vui với ông Nguyễn Dê là sau những lúc làm việc mệt mỏi trở về ngôi nhà nhỏ của mình, được nghe tiếng cười của đàn cháu nhỏ réo rắt bên tai mỗi ngày |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận