TTCT - “5 năm qua, lực lượng lao động nông nghiệp giảm 9%, cùng với đó lực lượng làm công hưởng lương tăng 9%. Đây là bước chuyển dịch mạnh mẽ, tích cực”. TS Đào Quang Vinh. Ảnh: Đ.Bình Trao đổi với TTCT, TS Đào Quang Vinh - viện trưởng Viện Khoa học, lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) - cho biết như trên. Ông Vinh nói trong một hội thảo mới đây về thị trường lao động, ông Doãn Mậu Diệp - thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH - đã nhắc tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động. “Tôi đồng tình với nhận xét của Thứ trưởng Diệp, và rất ấn tượng với sự chuyển dịch này. Lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhanh, chuyển dịch sang các ngành dịch vụ...”. Theo TS Đào Quang Vinh, nhìn vào số liệu thống kê 5 năm qua, kể từ khi có bản tin cập nhật thị trường lao động (quý 1-2014) thì thấy lực lượng lao động tính đến quý 1-2019 đã tăng thêm hơn 2 triệu người, đạt trên 55,6 triệu lao động. Tức là mỗi năm chỉ tăng 400.000 người. Nhưng quan trọng là sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Nếu so sánh từng quý thì thấy sự dịch chuyển lao động quá chậm, nhưng nếu nhìn cả 5 năm (20 quý) thì thấy lực lượng lao động đã, đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tích cực. Lực lượng lao động nông nghiệp đã giảm 9%, và bên cạnh đó lực lượng làm công hưởng lương tăng 9%... Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động như vậy đạt hay không đạt so với kế hoạch, chỉ tiêu? - Tỉ lệ lao động làm trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trên tổng số việc làm hiện chiếm 38%, so với đầu năm 2014 đã giảm được khoảng 9% (quý 1-2014, tỉ lệ này là gần 47%). Tức trong 5 năm qua, mỗi năm bình quân giảm chưa đến 2%. Tốc độ giảm như vậy chưa phải là cao, vì mục tiêu của ta trong 5 năm 2015 - 2020 là mỗi năm giảm 3%, để đến 2020 lực lượng lao động nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% tổng số lực lượng lao động. Tuy nhiên, điều đáng mừng là tốc độ giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp những năm sau càng nhanh, những năm đầu giảm chỉ 1-2% nhưng một hai năm trở lại đây, tốc độ giảm đã trên dưới 3%/năm. Với tốc độ này, có thể đến năm 2020 tỉ lệ lao động nông nghiệp sẽ giảm chỉ còn trên 30% một chút... Cơ cấu lao động dịch chuyển chậm, không đạt như mục tiêu kế hoạch là do đâu? - Có nhiều yếu tố, nhưng đầu tiên phải nói đến việc chúng ta lập kế hoạch, chiến lược thường dựa trên một số giả định và kịch bản phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn, vì vậy cũng có những số liệu không thể chính xác được. Từ đó, số liệu dự báo đưa ra cũng không thể chính xác. Thứ hai, thực sự chuyển dịch cơ cấu lao động cũng không như kỳ vọng được, bởi đầu tư cho nông nghiệp tiếp tục thấp trong cơ cấu đầu tư của Nhà nước. Các doanh nghiệp ít vào lĩnh vực nông nghiệp để có thể tăng nhanh năng suất, chuyển dịch, rút lao động ra. Bên cạnh đó, công nghiệp và dịch vụ cũng phát triển chưa đủ mạnh để thu hút lực lượng lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang. Quan trọng là việc tự chuyển việc làm, phát triển các dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn còn chậm. Hiện tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp rất ít, ngay như TP.HCM, Hà Nội cao nhất cũng chỉ có khoảng 6% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự dịch chuyển lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp là xu hướng chung? Ảnh: Medium Với những khó khăn như ông nêu thì chắc chắn đến năm 2020, mục tiêu giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 30% là khó đạt? - Chắc chắn không thể đạt. Và muốn mục tiêu này nhanh đạt cần phải thay đổi chiến lược đầu tư, phải tăng cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Cần có chính sách thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn để phát triển nhanh, mạnh các loại hình công nghiệp, dịch vụ. Điều quan trọng nữa là phải phát triển mạnh công tác đào tạo nghề, giúp người dân chuyển đổi công việc từ việc nông nghiệp sang việc làm phi nông nghiệp. Phải hỗ trợ để người dân cũng có thể tự chuyển đổi, lập các doanh nghiệp, dịch vụ để tự tạo việc làm, tự chuyển đổi. Chỉ có bằng các cách đó mới có thể giảm nhanh tỉ lệ lao động trong nông nghiệp. Theo ông, tiền lương, thu nhập ảnh hưởng thế nào đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động? - Tiền lương, thu nhập cao sẽ thu hút được lao động, nhưng nó phụ thuộc nhiều vào cơ cấu ngành nghề, kỹ năng của người lao động. Mà lao động nông thôn thường khó đáp ứng được đòi hỏi về kỹ năng, trình độ nghề. Vì thế cần đầu tư mạnh vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn để họ có kỹ năng, tay nghề trong các ngành nghề, dịch vụ... Gần đây, các doanh nghiệp khó kiếm lao động phổ thông nên đã về tận nông thôn, dùng xe “đón rước” người lao động. Ông nghĩ đây là tín hiệu tích cực cho việc hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu lao động? - Việc tìm việc làm của người lao động giờ dễ dàng hơn trước. Nếu nhìn vào số liệu thất nghiệp hằng quý thì thấy nhóm có trình độ đại học, cao đẳng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nhóm có trình độ trung, sơ cấp. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đang tuyển rất nhiều lao động phổ thông. Tức là những lao động nông thôn cũng dễ dàng tìm kiếm việc làm cho mình. Nhìn chung, hiện nay mọi cấp trình độ thì khả năng tìm việc dễ. Hiện có nhiều doanh nghiệp về tuyển dụng lao động phổ thông ở vùng nông thôn, và chắc chắn việc này sẽ giúp cơ cấu lao động nông nghiệp giảm đáng kể.■ Tags: Lao động nông nghiệpChuyển dịch lao độngLàm công hưởng lương tăng
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Tin tức thế giới 22-11: Nga sẽ bắn thêm tên lửa Oreshnik; Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân BÌNH AN 22/11/2024 Nga đã dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để đánh Ukraine; Ông Matt Gaetz rút khỏi đề cử bộ trưởng tư pháp Mỹ;
Lập lờ sữa và nước uống từ sữa DƯƠNG LIỄU 22/11/2024 Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng?
Yoga vì sức khỏe, nào phải 'phông bạt' với đời THU HƯƠNG 22/11/2024 Dư luận lại một lần nữa dậy sóng khi mạng xã hội lan truyền những hình ảnh về một nữ du khách 37 tuổi, người Hà Nội, đã có động tác yoga phản cảm tại Cung điện Gyeongbokgung - Hàn Quốc.
Tin tức sáng 22-11: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu TUỔI TRẺ ONLINE 22/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu; Quốc hội thảo luận 2 dự luật thuế quan trọng; Năm 2025, ngành y tế TP.HCM ưu tiên nâng cấp và xây mới ba bệnh viện xuống cấp...