Phóng to |
Người dân Benghazi biểu tình nhằm phản đối bộ phim chế nhạo nhà tiên tri Mohammed. Phim do một người Mỹ ở California sản xuất, sau đó những người Ai Cập sống tại Mỹ và có tư tưởng chống Hồi giáo đã quảng bá bộ phim này. Đoạn trailer của phim đã xuất hiện trên YouTube bằng tiếng Ả Rập.
“Một nhân viên người Mỹ thiệt mạng và nhiều người khác đã bị thương trong vụ đụng độ” - phát ngôn viên Ủy ban an ninh tối cao Libya Abdel Monem Al-Hurr nói với Reuters.
Trợ lý bộ trưởng nội vụ Libya Wanis Sharef cho biết những nhà ngoại giao của Mỹ đã được di tản đến nơi an toàn để tránh các cuộc đụng độ với người biểu tình.
Reuters cho biết một số tay súng đã bắn vào tòa nhà, trong khi những người khác ném bom tự chế vào tòa lãnh sự, gây ra những vụ nổ nhỏ. Khắp tòa lãnh sự đều có những đám cháy. Nhiều người hôi của xông vào cướp tài sản của lãnh sự quán sau khi nơi đây hoàn toàn bỏ trống.
Chính phủ Libya đã phái lực lượng an ninh để trấn áp biểu tình, gây nên cuộc đối đầu giữa quân đội chính phủ và người dân.
Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo lên án mạnh mẽ cuộc tấn công tòa lãnh sự Mỹ, cho biết Mỹ đang phối hợp với cảnh sát Libya để bảo vệ an ninh cho lãnh sự quán.
Trên mạng xã hội có lời kêu gọi tổ chức biểu tình chống lại các cơ sở Mỹ ở thủ đô Tripoli, nhưng đến nay chưa có tình tiết bất ổn nào.
Phóng to |
Tại Cairo, gần 2.000 người biểu tình đã tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Mỹ vì lý do tương tự. Người biểu tình cướp và đốt cờ Mỹ - trước đó được rủ xuống để tưởng niệm nạn nhân vụ 11-9 và thay thế bằng một biểu ngữ Hồi giáo.
Người dân Ai Cập cho rằng bộ phim là một sự xúc phạm nhà tiên tri Mohammed dưới cái cớ tự do ngôn luận. Một người biểu tình khẳng định cả người Hồi giáo và Thiên chúa đều tham gia cuộc biểu tình này.
Trước đó, Đại sứ quán Mỹ ở Ai Cập đã đăng thông báo lên án “những nỗ lực của một số cá nhân sai lầm nhằm gây tổn thương đến cảm xúc tôn giáo của người Hồi giáo”. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết không có báo cáo thương vong ở Đại sứ quán Ai Cập.
Phóng to |
Đây là lần đầu tiên cơ quan ngoại giao Mỹ ở Libya và Ai Cập bị tấn công, trong bối cảnh hai quốc gia Trung Đông đang nỗ lực xây dựng nền dân chủ mới sau khi đã lật đổ các lãnh đạo độc tài của mình.
Theo AP, phát ngôn viên của trang YouTube nói họ sẽ không loại bỏ video bộ phim gây tranh cãi ra khỏi nguồn dữ liệu của mình. Người phát ngôn này lý giải YouTube có chính sách từ chối những video có thể là mối đe dọa bạo lực chứ không phải những video bày tỏ ý kiến.
Một người Mỹ tên Sam Bacile, tự nhận là sản xuất bộ phim, đã liên lạc với AP và thừa nhận anh không dự đoán được phản ứng dữ dội như thế. “Tôi rất lấy làm tiếc về những gì xảy ra ở đại sứ quán. Tôi đã sai lầm” - Bacile nói. Bacile cho biết anh đã từ chối mọi đề nghị phân phối bộ phim.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận