03/12/2024 19:42 GMT+7

Lãnh đạo lâm thời Bangladesh kỳ vọng gia nhập ASEAN

Lãnh đạo Chính phủ lâm thời Bangladesh Muhammad Yunus khẳng định Dhaka xem gia nhập ASEAN là cơ hội nhiều hứa hẹn và đã trao đổi với Malaysia về vấn đề này.

Lãnh đạo lâm thời Bangladesh kỳ vọng gia nhập ASEAN - Ảnh 1.

Lãnh đạo Chính phủ lâm thời Bangladesh Muhammad Yunus - Ảnh: AFP

Trong bài phỏng vấn độc quyền được tạp chí Nikkei Asia đăng ngày 2-12, lãnh đạo Chính phủ lâm thời Bangladesh Muhammad Yunus khẳng định Dhaka xem việc gia nhập ASEAN là một cơ hội đầy hứa hẹn.

Ông Yunus cho biết Bangladesh dự kiến thoát khỏi danh sách những nước kém phát triển nhất thế giới vào năm 2026. Qua đó, nước này sẽ không còn được hưởng những ưu đãi thuế quan đặc biệt.

Năm 2025, Malaysia sẽ đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN, vì thế ông Yunus đã trao đổi với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim về vấn đề kết nạp Bangladesh vào ASEAN.

"Ông ấy (thủ tướng Malaysia) bày tỏ sẵn sàng chào đón Bangladesh gia nhập ASEAN", ông Yunus cho biết, tuy nhiên các bên vẫn còn nhiều việc phải làm để Dhaka gia nhập khối.

"Bước đầu tiên sẽ là đạt sự ủng hộ tuyệt đối cho nghị quyết điều chỉnh định nghĩa ASEAN sao cho bao gồm Bangladesh.

Trong thời gian đó, Bangladesh mong muốn được công nhận là đối tác đối thoại ngành của ASEAN. Chúng tôi lạc quan rằng các nước thành viên khối sẽ ủng hộ nỗ lực này", lãnh đạo Chính phủ lâm thời Bangladesh khẳng định.

Bên cạnh việc gia nhập ASEAN, ông Yunus cũng chia sẻ về cộng đồng người Rohingya. Đây là nhóm người Hồi giáo thiểu số tại Myanmar chạy trốn sang Bangladesh do lo sợ bị phân biệt đối xử ở trong nước.

Ông Yunis khẳng định Chính phủ Bangladesh không cho phép cộng đồng này định cư vĩnh viễn và những người Rohingya nên quay lại Myanmar: "Bangladesh phải lãnh trách nhiệm này thêm bao lâu nữa? Chúng ta cần một điểm đến rõ ràng và một mục tiêu chung để giải quyết cuộc khủng hoảng này".

Hiện tại, người Rohingya không được cấp quốc tịch và không có quyền công dân ở cả Bangladesh, Myanmar hay ở bất cứ đâu.

Trước vấn đề này, lãnh đạo Chính phủ lâm thời Bangladesh cho biết Dhaka ủng hộ việc thành lập một vùng an toàn do Liên Hiệp Quốc quản lý ở Myanmar.

"Điều này sẽ cho phép người Rohingya sống trong những khu trại ở đất nước của họ. Nếu tình hình tại Myanmar ổn định lại, họ có thể quay về nhà mà không cần phải chuyển sang sống tại một quốc gia khác", ông cho biết.

Lãnh đạo lâm thời Bangladesh kỳ vọng gia nhập ASEAN - Ảnh 3.Cựu thủ tướng Bangladesh kêu gọi người dân kỷ niệm ngày cha bà bị ám sát

Trong phát biểu công khai đầu tiên sau khi chạy khỏi Bangladesh, cựu thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina kêu gọi dự lễ kỷ niệm ngày cha bà, anh hùng Sheikh Mujibur Rahman, bị ám sát.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên