Ông Tước chia sẻ:
- Năng lượng tác động lên GDP của một quốc gia. Để tạo ra một đơn vị GDP, thường sử dụng là 1.000 USD, Việt Nam cần 600 kgOE (kg dầu quy đổi), so với 400 kgOE của Thái Lan, trung bình của thế giới là 300 kgOE, nước Nhật là 100 kgOE. Khi phân tích nguyên nhân, có thể nói trình độ công nghệ, năng lực quản trị năng lượng trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng chưa cao là nguyên nhân cơ bản dẫn đến không hiệu quả năng lượng. S
ử dụng hiệu quả năng lượng tốt nhất là khi thiết lập một cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng ít sử dụng năng lượng. Đây là thế mạnh của TP.HCM, khi cơ cấu kinh tế của thành phố thiên về dịch vụ, không có nhiều các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng.
* Theo ông, TP.HCM đã nhìn thấy thế mạnh này chưa?
- Chúng ta đã thấy sự gia tăng nhanh chóng nhóm tòa nhà cao tầng (khoảng 6 triệu m2/năm) và hạ tầng đô thị quá lớn. Nên nhớ, một tuyến metro Bến Thành đi Suối Tiên phải cần công suất 140 MW. Trong tương lai chúng ta không chỉ có một tuyến, rồi sky train (tàu điện trên cao), sân bay... đòi hỏi lượng năng lượng rất lớn. Sự khác biệt nói trên đòi hỏi thành phố có góc nhìn khác, phù hợp với đặc thù thành phố, như cần lưu ý hơn về yếu tố công nghệ, chỉ số năng lượng trong các dự án đầu tư hạ tầng, hoặc cần có chủ trương riêng trong việc định hướng các công trình xây dựng theo hướng kiến trúc xanh, hiệu quả năng lượng... sẽ tránh được những lãng phí năng lượng trong tương lai.
Tọa đàm “Tác động của năng lượng đến kinh tế TP.HCM” Ngày 18-5, báo Tuổi Trẻ và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM tổ chức tọa đàm, chủ đề “Tác động của năng lượng đến kinh tế TP.HCM”. Buổi tọa đàm có sự tham dự của đại diện lãnh đạo TP, một số sở ngành, chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp... |
Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của nước Nhật. Năm 2005, Chính phủ Nhật đưa ra chương trình Top Runner thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô Nhật nghiên cứu sản xuất ôtô có mức tiêu hao năng lượng dưới 10 lít xăng cho 100km. Đến năm 2010 khi các công ty đạt được mục tiêu này, chương trình tiếp tục phát triển cho kế hoạch năm năm đạt dưới 6 lít/100km.
Tiết kiệm năng lượng của Nhật không chỉ để giảm lệ thuộc vào nguồn nhập năng lượng mà họ biến thách thức này thành cơ hội, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm hiệu quả năng lượng, dẫn dắt thế giới. Công nghệ thép của Nhật thấp nhất thế giới về suất tiêu hao năng lượng. Đi theo thị trường thiết bị, công nghệ và thị trường cung cấp dịch vụ (tư vấn, đào tạo...) là những thế mạnh của TP.HCM về năng lượng.
* Từ vài chục doanh nghiệp liên quan sản phẩm năng lượng, nay TP.HCM đã có hơn 500 doanh nghiệp lĩnh vực này. Đó là con số phát triển tốt đấy chứ thưa ông? Thế điều gì khiến vài trăm doanh nghiệp này chưa tạo thành sức mạnh cho kinh tế TP phát triển?
- Ngoài hàng trăm doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm tiết kiệm năng lượng trong các lĩnh vực công nghiệp, vật liệu xây dựng, chiếu sáng, cơ điện công trình... hằng năm thành phố đón tiếp hàng trăm chuyến viếng thăm của các tổ chức, doanh nghiệp các nước tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo.
Cơ bản xuất phát từ ưu thế của TP.HCM: thị trường lớn và là nhà cung cấp toàn diện cho thị trường trong nước. Hạn chế lớn nhất của thị trường này là phần lớn thiết bị, công nghệ nhập khẩu, khả năng nội địa hóa còn hạn chế, các yếu tố trung gian của thị trường như tài chính, tư vấn... còn yếu. Ngoài ra, chính sách chưa cụ thể cũng làm hạn chế thị trường này.
Đối với thị trường thiết bị, công nghệ hiệu quả năng lượng, chúng ta đang đứng trước những hạn chế sau: khả năng nội địa hóa chưa cao do quy mô thị trường chưa đủ lớn, ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển và mạng lưới nghiên cứu trong lĩnh vực này chưa nhiều. Các hạn chế này nhất thiết cần có sự can thiệp của Nhà nước trong giai đoạn đầu nhằm thúc đẩy thị trường phát triển, giành lấy ưu thế của người tiên phong.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận