Xưởng dệt thủ công với khung cửi bằng gỗ quỷnh của vợ chồng cụ Lương Triên (77 tuổi), tổ 6, khối phố Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước. Những khung cửi này được truyền từ đời ông bà, có sức bền nhiều thế hệ
Một ngày vắng tiếng thoi đưa là trong lòng nhớ nhung đến lạ. Tôi sẽ làm, làm đến khi nào chân không đi được nữa thì thôi, chứ bỏ ngang rồi tháo khung cửi ra bán cho người ta đun củi thấy tội tình lắm
Ông TRẦN HỮU NHỎ
"Mã Châu mỹ miều
Câu ca vang danh một thời mô tả về (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) giờ chỉ còn là hoài niệm.
Ngôi làng bên sông Thu Bồn này nổi danh với nghề trồng dâu, ươm tằm, dệt lụa nhiều thế kỷ. Từ những khung cửi gỗ với khổ lụa nhỏ, người dân mua máy sắt giá hàng chục triệu đồng đầu tư sản xuất, phát triển theo hướng dệt công nghiệp hiện đại.
Nhưng điều không ai ngờ tới đã xảy ra: Trung Quốc xuất hàng vải ồ ạt sang Việt Nam với giá cực rẻ, chỉ bằng một nửa so với giá vải làng nghề.
Cạnh tranh không nổi với thị trường, vải dệt ra không bán được, cả làng dệt điêu đứng, mấy trăm máy dệt chạy cầm chừng. Nhiều máy dệt chịu cảnh tháo sắt đem đi cân ký, khung cửi thì chẻ ra đun lửa.
Dù vậy, vẫn còn những gia đình cố bám trụ với khung cửi vì tình yêu quá lớn dành cho nghề gia truyền qua bao thế hệ. Người Mã Châu gắn bó với nghề dệt hôm nay bảo rằng dệt để cho vơi nỗi nhớ chứ chả lời lãi gì.
"Vì thương cái nghề cha ông để lại nên tui cố bám lại, sống tiếp được ngày nào hay ngày đó" - ông Trần Hữu Nhỏ, chủ một chủ cơ sở dệt, bày tỏ.
Ông Nguyễn Công Dũng - chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên - cho biết trước đây mỗi năm làng Mã Châu sản xuất 50-60 triệu m2 vải, bây giờ chỉ làm cầm chừng chưa tới 10 triệu m2.
"Trước thực trạng suy thoái của làng nghề, chúng tôi cố gắng tìm kiếm nhà đầu tư để chuyển sang mô hình khác giúp bà con làm ăn. Vừa qua đã có một nhà đầu tư Việt Nam kết hợp với Nhật Bản khôi phục lại nghề truyền thống với mô hình phát triển du lịch, dịch vụ.
Hi vọng mô hình trồng dâu nuôi tằm, dệt vải sẽ hình thành nên một chuỗi du lịch trên con đường di sản Hội An - Mã Châu - Mỹ Sơn" - ông Dũng nói.
Xưởng dệt công nghiệp hơn 30 máy của gia đình ông Trịnh Công Minh (48 tuổi), tổ 10, khối phố Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước
Thợ sửa máy đang kiểm tra một máy dệt trong xưởng ông Trịnh Công Minh
Bà Hoàng Thị Tám 55 tuổi (trái) và bà Võ Thị Sáu (64 tuổi) làm nhiệm vụ kế (nối) sợi. Đây là công việc phụ, mỗi ngày một người được trả công 100.000 đồng
Bà Nguyễn Thị Lệ (42 tuổi), thợ dệt chính, đang xem lại sợi vải. Thợ chính như bà Lệ được trả công 200.000 đồng/ngày
Nghệ nhân Phan Thị Bích (77 tuổi) bên khung dệt. Cụ Bích bắt đầu gắn bó với nghề dệt từ năm 17 tuổi
Công đoạn lắp chỉ vào thoi dệt khung cửi gỗ
Bà Văn Thị Tìm (58 tuổi) với mẻ vải vừa dệt xong. Với 4 chiếc máy dệt gia công, hàng tháng hai vợ chồng bà thu được khoảng 3 triệu đồng. Do thu nhập thấp, các con bà Tìm không ai nối nghiệp
Những xấp vải tại làng Mã Châu dệt xong được các cơ sở thu mua tẩy trắng và nhuộm màu trước khi bán ra thị trường
Bãi phế liệu từ những khung cửi bị đập bỏ. Mỗi chiếc máy dệt từng có giá 70 triệu đồng nay đành phá bỏ, cân ký bán
Sợi tơ tằm chính hiệu được người dân Mã Châu mang ra giới thiệu. Hiện nay làng dệt đã chuyển sang dệt gia công với nguồn sợi được nhập khẩu từ Malaysia và một số nơi trong nước. Việc nuôi tằm chỉ ở quy mô nhỏ phục vụ tham quan du lịch
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận