20/09/2019 18:04 GMT+7

Lan tỏa mô hình kinh tế tuần hoàn đến nhiều doanh nghiệp

M.TÚ
M.TÚ

Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để phát triển bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường mà còn ứng phó với biến đổi khí hậu.

Lan tỏa mô hình kinh tế tuần hoàn đến nhiều doanh nghiệp - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội nghị toàn quốc về phát triển bền bững 2019

Đây là xu hướng được các lãnh đạo cơ quan nhà nước, đại biểu, chuyên gia khẳng định tại hội nghị toàn quốc về phát triển bền bững 2019 với chủ đề "Vì một thập niên phát triển bền vững hơn" được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì tại Hà Nội.

Mô hình kinh tế tuần hoàn khá mới mẻ

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, khái niệm về kinh tế tuần hoàn vẫn còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế tuyến tính truyền thống, các nhà sản xuất khai thác tài nguyên thiên nhiên ở dạng nguyên liệu thô để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, sau đó phế thải từ sản xuất và tiêu dùng được chôn lấp hoặc thậm chí thải ra môi trường.

Mô hình kinh tế tuần hoàn là một giải pháp thay thế bền vững cho mô hình truyền thống nói trên. Trong nền kinh tế tuần hoàn, các nhà sản xuất chú trọng giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách sử dụng các phương thức sáng tạo nhằm tối đa hóa vòng đời của tất cả tài nguyên đã sử dụngđã sử dụng.

Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD), cho rằng kinh tế tuần hoàn chính là chìa khóa để giải bài toán, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

"Kinh tế tuần hoàn được đánh giá là một mô hình ưu việt, bởi vừa tạo ra lợi nhuận, vừa tạo ra công ăn việc làm, mang lại những giá trị về mặt xã hội và môi trường, từ đó hướng tới một nền kinh tế xanh. Đó là vai trò doanh nghiệp thể hiện trong việc chung tay cùng với các cơ quan Chính phủ để phát triển bền vững." - ông Nguyễn Quang Vinh cho hay.

Kinh tế tuần hoàn giảm lượng rác thải

Chia sẻ về câu chuyện thành công của HEINEKEN Việt Nam trong việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm kiến tạo những giá trị bền vững cho con người, hành tinh, và sự thịnh vượng, ông Matt Wilson – Giám đốc Ngoại vụ cấp cao của HEINEKEN Việt Nam cho biết, mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp giảm phát thải mà còn kiến tạo ra giá trị từ rác thải.

Lan tỏa mô hình kinh tế tuần hoàn đến nhiều doanh nghiệp - Ảnh 2.

Ông Matt Wilson – Giám đốc Ngoại vụ cấp cao của HEINEKEN Việt Nam chia sẻ sáng kiến tại hội thảo

Những sáng kiến này bao gồm: tiến tới không rác thải cần chôn lấp, gần 99% phế thải hoặc phụ phẩm được tái sử dụng hoặc tái chế.

Cụ thể, gần như 100% chai bia thủy tinh được thu hồi lại để tái sử dụng trước khi được tái chế tại nhà máy thủy tinh vào cuối vòng đời sản phẩm. Các nguyên vật liệu khác như  nhôm, nhựa và giấy đều được tái sử dụng hoặc tái chế; xử lý 100% nước thải đạt tiêu chuẩn an toàn loại A trước khi trả về môi trường một cách an toàn.

Hiện 4  trên 6 nhà máy bia của HEINEKEN Việt Nam sử dụng nhiệt năng từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh khối, không phát thải các-bon; Giảm 2.500 tấn phát thải CO2 chỉ riêng trong khâu kho vận trong năm 2018.

Cũng theo ông Matt Wilson, sáng kiến tái chế nắp chai bia Tiger của HEINEKEN Việt Nam là ví dụ điển hình cho thấy mô hình kinh tế tuần hoàn có thể giúp kiến tạo giá trị tích cực cho xã hội, bảo vệ môi trường, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh.

Thông qua việc thu gom nắp chai bia và tái chế thành vật liệu sắt để xây cầu hỗ trợ cộng đồng, dự án đã thực hiện thành công ba mục tiêu: thúc đẩy tái chế và giảm rác thải; cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cộng đồng; đồng thời nâng cao hình ảnh của thương hiệu.

Lan tỏa mô hình kinh tế tuần hoàn đến nhiều doanh nghiệp - Ảnh 3.

Ông Matt Wilson – Giám đốc Ngoại vụ cấp cao của HEINEKEN Việt Nam

Đây là chương trình được khởi động từ năm 2018, đến nay dự án đã xây được 2 cây cầu làm từ nguyên liệu nắp chai bia tái chế tại tỉnh Tiền Giang và An Giang. Cây cầu thứ ba tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2020.

Đánh giá về kết quả mà lãnh đạo HEINEKEN Việt Nam chia sẻ, ông Nguyễn Quang Vinh - tổng thư ký VCCI hy vọng những sáng kiến đã được chứng minh tính khả thi và hiệu quả sẽ là bài học kinh nghiệm thành công về tư duy kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp cũng như các đơn vị quản lý tại Việt Nam.

"Chúng tôi đánh giá cao tinh thần chủ động và những nỗ lực của HEINEKEN Việt Nam nhằm lan tỏa mô hình kinh tế tuần hoàn và truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp cùng theo đuổi con đường phát triển bền vững" - ông Vinh nói.

Thế nào là kinh tế tuần hoàn?

Trong nền kinh tế tuyến tính truyền thống, các nhà sản xuất khai thác tài nguyên thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, sau đó phế thải từ sản xuất và tiêu dùng bị đưa đi chôn lấp, thậm chí thải ra môi trường tự nhiên. Ngược lại, nền kinh tế tuần hoàn chính là một giải pháp thay thế bền vững mô hình truyền thống nói trên.

Trong nền kinh tế tuần hoàn, các nhà sản xuất chú trọng kéo dài thời hạn và tận dụng tối đa giá trị sử dụng của tài nguyên, sau đó quản lý và tái tạo những sản phẩm và tài nguyên này vào cuối vòng đời sử dụng.

Như vậy, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm phát thải, thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, góp phần giải quyết các vấn đề về khan hiếm và bảo tồn tài nguyên, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam.

M.TÚ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên