Phóng to |
Hình ảnh được tạo dựng từ bộ xương hóa thạch Lucy - Ảnh: AP |
Bộ xương hóa thạch của Lucy đã được đưa ra giới thiệu với báo giới trong cuộc họp báo vừa rồi tại Bảo tàng Khoa học tự nhiên Houston. Các thông tin về thỏa thuận tài chính trong các hợp đồng mượn hiện vật với Ethiopia không được tiết lộ, song được biết Houston chỉ là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến triển lãm lưu động dự kiến kéo dài đến 6 năm.
Cuộc triển lãm được cho là nhằm mục đích thúc đẩy việc lôi cuốn du khách đến với Ethiopia này đã bị các nhà khoa học lên tiếng chỉ trích gay gắt trước nguy cơ không bảo vệ được nguyên vẹn các bộ xương của Lucy.
"Tôi cương quyết phản đối ý định gửi Lucy đến Mỹ... Các mẫu sinh vật và hóa thạch cổ như vậy chỉ dành cho nghiên cứu khoa học và chỉ nên lưu giữ tại quê hương của chúng. Sẽ không ai được lợi lộc gì từ chuyến đi triển lãm Lucy ngoại trừ các bảo tàng Mỹ, nơi đang tìm cách khai thác kiệt cùng những nguồn lực của Phi châu" - nhà cổ sinh vật học nổi tiếng Richard Leakey đã phát biểu như vậy với hãng thông tấn Reuters.
Một số bảo tàng có uy tín nhất của Mỹ, gồm có Smithsonian Institution ở Washington, D.C. và American Museum of Natural History ở New York cũng đã từ chối tiếp nhận bộ xương hóa thạch với cùng lý do như Richard Leakey.
"Chúng tôi chia sẻ chung ý kiến với các đồng nghiệp của mình về sự an toàn và tính nguyên vẹn của bộ hóa thạch ấy," Joel Bartsch, chủ tịch của bảo tàng Houston nói. "Cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng các bảo tàng ngày nay đang làm ăn hết sức, họ tìm cách vay mượn của nhau những hiện vật lẽ ra không thể di dời vào mọi lúc, ở mọi nơi."
Không chỉ giới chuyên môn lo ngại mà chính những người dân Ethiopia cũng lo ngại. Một nhóm các nhà hoạt động xã hội Ethiopia ở Houston đã lên kế hoạch tổ chức diễu hành phản đối vào hôm diễn ra khai mạc triển lãm. Và theo đại sứ Ethiopia thì chính điều này sẽ khiến chính phủ của ông nhìn nhận sự việc đúng đắn hơn.
Bộ hóa thạch được đặt tên Lucy theo như tựa bài hát Lucy in the Sky with Diamonds của The Beatles, vốn đã được chơi trong suốt buổi lễ ăn mừng khám phá ra Bộ hóa thạch ở Ethiopia bởi khoa học gia người Mỹ tên Donald Johanson vào năm 1974. Người dân Ethiopia gọi nó là "Dinkenesh"
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận