Hiện tượng đáng sợ xảy ra khi núi lửa Sakurajima tại Nhật đang phun trào - Ảnh: Marc Szeglat
Tiếng động phát ra từ núi lửa Bogoslof ở quần đảo Aleut, được ghi lại bằng một micro trên hòn đảo Umnak cách đó 40 dặm.
Trước đây tiếng sấm trong núi lửa ít được nhận thấy vì rất khó phân biệt với những tiếng nổ khác hay tiếng sôi ùng ục đi kèm mỗi đợt phun trào.
"Thỉnh thoảng những người đến gần khu vực núi lửa phun trào có thể nghe thấy tiếng này trước đây nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi phân biệt được tiếng sấm này và phân tích chúng bằng dữ liệu máy tính", nhóm nghiên cứu nói.
Núi lửa Bogoslof phun trào hơn 60 lần kể từ tháng 12-2016 đến tháng 8-2017, tạo cơ hội cho các nhà khoa học ghi lại những tiếng nổ từ hòn đảo lân cận.
Từ giữa tháng 3 đến tháng 6-2017, các nhà địa chất học dùng micro thu được những âm thanh sấm sét núi lửa đặc biệt truyền đến Umnak sau 3 phút kể từ khi các cảm biến ánh sáng bắt được tia sét ở Bogoslof.
Tiếng sấm sét núi lửa - Nguồn: The Guardian
Sấm sét là hiện tượng tuyệt đẹp nhưng cũng rất nguy hiểm trong thiên nhiên, có thể làm nóng không khí xung quanh lên khoảng 27.760 độ C, gấp 5 lần so với nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời.
Sét không chỉ xuất hiện trong các cơn giông mà còn có thể xảy ra trong các cơn bão, lốc xoáy, núi lửa phun, thậm chí cả bão bụi và bão tuyết.
Riêng sét núi lửa hay còn gọi là dông bão bẩn thường xảy ra trong các vụ phun trào núi lửa lớn và có cường độ mạnh.
Một nghiên cứu trên tạp chí Science cho rằng điện tích xuất hiện khi tro bụi, các mảnh đá trong đám mây bụi núi lửa va chạm với nhau, tạo ra tĩnh điện từ đó có thể phóng điện với các đám mây mang điện tích trái dấu hoặc với mặt đất.
Sấm sét tại núi Sakurajima Nhật Bản do Martin Rietze ghi lại - Ảnh: Getty Images
Tia chớp trên miệng núi lửa - Ảnh: Getty Images
Sét đánh trúng miệng núi lửa Calbuco, Chile đang phun trào, tạo ra cảnh tượng đẹp mắ. Tuy nhiên, hơn 4.000 người phải đi lánh nạn vì tro bụi - Ảnh: Reuters
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận