05/10/2024 11:55 GMT+7

Lấn chiếm, hủy hoại đất đai bị xử phạt đến 1 tỉ đồng

Hành vi lấn chiếm, hủy hoạt đất đai bị xử phạt đến 1 tỉ đồng là một trong những mức phạt đáng chú ý của nghị định 123/2024/NĐ-CP mới ban hành.

Lấn chiếm, hủy hoại đất đai bị xử phạt đến 1 tỉ đồng - Ảnh 1.

Hành vi hủy hoại đất sẽ có mức phạt cao nhất lên đến 1 tỉ đồng - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Chính phủ vừa ban hành nghị định 123/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Mức xử phạt cao nhất đến 1 tỉ đồng

Đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị phạt với mức cao nhất là 200 triệu đồng nếu chuyển 0,1 ha đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã.

Đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn, hình thức và mức xử phạt bằng 2 lần mức phạt tương ứng theo quy định.

Đối với hành vi lấn đất và chiếm đất tùy vào loại đất và diện tích đất lấn chiếm, sẽ có mức phạt tương ứng. Trong đó, hành vi lấn đất hoặc chiếm đất thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỉ đồng đối với tổ chức.

Đối với hành vi hủy hoại đất mà không thể khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm thì mức phạt bằng 2 lần các mức tương ứng nhưng không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỉ đồng đối với tổ chức.

Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm.

Nghị định 123 quy định xử phạt với nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực từ ngày 4-10-2024.

Căn cứ bảng giá đất để tính số lợi bất hợp pháp

Nghị định 123/2024 thay thế cho nghị định 91/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời điều 1, nghị định 04/2022 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ hết hiệu lực.

So với nghị định 91/2019 thì nghị định 123/2024 có mức phạt cao hơn với nhiều hành vi vi phạm.

Nghị định 123/2024 cũng quy định về việc căn cứ bảng giá đất để tính số lợi bất hợp pháp, là số lợi được tính thành tiền do tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính có được từ việc sử dụng đất sau vi phạm và phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Theo đó, hành vi sử dụng đất sai mục đích thì số lợi bất hợp pháp được tính theo công thức:

Số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm = (Giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất vi phạm theo loại đất sau khi vi phạm - (trừ) Giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất vi phạm theo loại đất trước khi vi phạm): (chia) tổng thời gian sử dụng đất đối với loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất là 70 năm) x (nhân) số năm vi phạm.

Trong đó giá trị quyền sử dụng đất được tính bằng: diện tích đất vi phạm x (nhân) giá đất theo bảng giá đất.

Diện tích đất và giá đất được xác định tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Loại đất sau khi vi phạm được xác định theo hiện trạng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Số năm vi phạm được xác định từ thời điểm sử dụng đất sang mục đích khác đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Đối với hành vi lấn chiếm đất thì số lợi bất hợp pháp được tính bằng: (Diện tích đất vi phạm x (nhân) Giá đất theo bảng giá: (chia) tổng thời gian sử dụng đất đối với loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất là 70 năm) x (nhân) số năm vi phạm...

Lấn chiếm, hủy hoại đất đai bị xử phạt đến 1 tỉ đồng  - Ảnh 2.Phạt 500.000 - 500 triệu đồng vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai

TTO - Ngày 22-10, Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM triển khai thông tư 16 của Bộ Tài nguyên - môi trường hướng dẫn việc thực hiện nghị định 105 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên