Thanh "đen" chửi bới và thóa mạ hướng dẫn viên - Ảnh cắt từ clip
Như Tuổi Trẻ Online thông tin, ngày 17-7, anh Phan Nguyễn Duy Anh, hướng dẫn viên du lịch (thuộc Hiệp hội Du lịch tỉnh Khánh Hòa), phụ trách một xe 45 chỗ đưa khách lên tham quan tại đồi Robin - khu du lịch Cáp Treo (phường 3, TP Đà Lạt).
Tại đây, hướng dẫn viên Duy Anh gặp Thái Hữu Thanh (tự Thanh "đen", 36 tuổi, ngụ đường Nguyên Tử Lực, phường 8). Xác minh ban đầu cho thấy Thanh muốn lên xe do anh Duy Anh làm hướng dẫn viên để mời khách mua đặc sản (mứt) tại cơ sở kinh doanh đặc sản SKY (đường Nguyên Tử Lực, phường 8) nhưng anh Duy Anh không đồng ý.
Hai bên lời qua tiếng lại, Thanh thường xuyên dùng lời nói cũng như hành động tục tĩu ở khu vực công cộng và khiêu khích nhóm hướng dẫn viên có mặt tại đó.
Người dân Đà Lạt vốn dĩ rất hiền lành, dễ mến, nhưng đâu đó lại xuất hiện các con sâu như này làm hỏng mất cả thành phố xinh đẹp và mộng mơ. Thiết nghĩ chính quyền địa phương nên xử lý mạnh tay để làm gương và giữ mãi hình ảnh đẹp của Đà Lạt trong lòng du khách.
Ý kiến bạn đọc Vĩnh
Vụ việc được
Trả lời với Tuổi Trẻ Online về việc "cò" mứt và hướng dẫn viên cự cãi, Công an TP Đà Lạt cho biết chưa xác minh dù đã liên hệ với những người liên quan nhiều lần.
Cơ quan chức năng TP Đà Lạt cũng cam kết sẽ làm rõ toàn bộ nội dung liên quan, dù đúng dù sai thì đây cũng là một sự việc làm xấu hình ảnh du lịch Đà Lạt. Đặc biệt, "cò" mứt là tình trạng nhức nhối mà tỉnh Lâm Đồng đã dẹp yên trong mấy năm qua, đến nay lại trỗi lên khiến du khách lo lắng.
Tuy nhiên, cách trả lời này không làm thỏa mãn được sự chờ đợi của dư luận, bởi theo rất nhiều bình luận gởi đến Tuổi Trẻ Online ngay sau đó, phần lớn các ý kiến đều cho rằng nếu quyết tâm làm chắc chắn sẽ làm được.
"Dẹp những tay cò này chẳng có gì khó! Hình ảnh đã có: xử phạt hành chính xong là cho đi quét chợ Đà Lạt 1 tháng xem có sợ không? Đem ra kiểm điểm công khai trước người dân địa phương là hết đường làm ăn tầm bậy. Chỉ sợ chính quyền không dám làm mà thôi" - bạn đọc Lại Quang Tấn viết.
Trong khi đó, bạn đọc Dương Văn Tuấn bổ sung: "Đà Lạt mộng mơ, tươi đẹp không nên để những tay cò này tồn tại".
Theo bạn đọc Dương Văn Tuấn, mối liên hệ giữa cơ sở kinh doanh "chặt chém", chất lượng kém và cò mồi rất khắng khít. Nếu cơ quan chức năng truy tận gốc phát hiện có cấu kết thì dẹp "cò" và đóng cửa vĩnh viễn cơ sở kinh doanh là mang lại sự bình yên của du khách.
Từ thực tế đến du lịch tại Đà Lạt, một số bạn đọc cho rằng cũng nên ghi nhận sự nỗ lực của các cơ quan chức năng thời gian gia đã có ít nhiều thay đổi, nhưng nếu muốn trị dứt điểm vấn nạn "cò" chèo kéo, săn đón thái quá khách du lịch, thì phải cương quyết chứ không nên đánh trống bỏ dùi.
Về ý này, bạn đọc này Dương Văn Tuấn viết: "Tháng rồi nhà tôi có du lịch Đà Lạt thì không thấy nạn cò mứt đi theo xe chèo kéo, quăng giấy quảng cáo. Không ngờ bây giờ lại tái xuất hiện cò mứt nữa, thật sự làm xấu hình ảnh của Đà Lạt quá. Đề nghị xử lý nghiêm minh, phạt tiền thật nặng chủ quán mứt và cò mứt".
Để trả lại môi trường trong sạch cho thành phố du lịch, đem lại cảm giác an toàn cho du khách, bạn đọc Trịnh Cường Anh đề nghị: "Thiết nghĩ chính quyền ở Đà Lạt mạnh tay với loại cò này, vì họ ép buộc, thậm chí đánh các hướng dẫn viên nếu họ không dẫn khách đến nơi họ gợi ý. Thành phố mộng mơ. Ở các nơi khác người ta đã làm từ lâu. Sao Đà Lạt vẫn còn tồn tại nhỉ? Tai tiếng quá!".
Làm sao trị dứt điểm nạn "cò" lôi kéo khách có xu hướng ngày một lan rộng ra như hiện nay ở một số điểm du lịch?
Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... kính mời bạn gởi đến Tuổi Trẻ Online qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc địa chỉ email: [email protected] và [email protected]. Cảm ơn bạn!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận