Làm thế nào để trở thành một Digital Marketing Manager chuyên nghiệp - Ảnh: Internet
1. Vị trí Digital Marketing Manager là gì?
(hay còn gọi là trưởng phòng Digital Marketing). Họ là những người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện và giám sát hiệu quả của các chiến dịch marketing trong công ty.
Ở vị trí này bạn sẽ đảm nhận các công việc cơ bản sau:
● Lập kế hoạch và triển khai thực hiện các chiến lược marketing.
● Quảng bá hình ảnh sản phẩm và dịch vụ của công ty trên thị trường nhằm thúc đẩy kinh doanh và tăng doanh số bán hàng.
● Giám sát hiệu quả các hoạt động liên quan đến truyền thông số.
Ngày nay, khi công nghệ không ngừng phát triển, thói quen sử dụng internet của con người ngày một tăng lên. Các trang trở thành một thị trường "béo bở" đối với các doanh nghiệp thực hiện chiến lược marketing.
Mạng xã hội tạo ra nhiều điều kiện cho các công ty xây dựng hình ảnh và tiến hành các hoạt động tiếp thị để quảng bá doanh nghiệp. Trong đó, vị trí Quản lý Digital Marketing ra đời để đáp ứng nhu cầu quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp từ các chiến dịch marketing đến xử lý khủng hoảng truyền thông bởi những rủi ro mà mạng xã hội mang lại.
Vị trí Marketing là gì? - Ảnh: Internet
2. Mô tả công việc Digital Marketing Manager
2.1 Xây dựng, lên kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược Marketing
Từ các nền tảng cung cấp dữ liệu liên quan như kết quả nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng hiện tại và tương lai,... trưởng bộ phận Digital Marketing sẽ lập kế hoạch dự án, kế hoạch chiến lược cho từng dòng sản phẩm hoặc dịch vụ sắp được tung ra thị trường.
Digital Marketing Manager không chỉ cần chuẩn bị tốt phương án thực hiện mà còn phải sẵn sàng các phương án dự phòng với các tình huống mô phỏng đi kèm. Ngay cả khi đã lập được kế hoạch tốt nhất thì trong thị trường cạnh tranh với nhiều thay đổi bất ngờ như hiện nay thì việc lập kế hoạch dự phòng có thể giúp chủ động và linh hoạt, tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc để đạt được kết quả như mong đợi.
Digital Marketing Manager là gì? - Ảnh: Internet
Cụ thể, công việc xây dựng chiến lược Marketing gồm có:
● Xây dựng các chiến dịch Marketing trên các kênh truyền thông kỹ thuật số với mục đích nâng cao nhận thức về sản phẩm và dịch vụ, tăng lượng truy cập trên trang web/fanpage của công ty.
● Thực hiện chiến lược: Thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên các kênh truyền thông kỹ thuật số (Google Adwords, Facebook, Zalo…).
● Quản lý các hoạt động truyền thông qua các kênh truyền thông xã hội, trang web và email.
2.2 Phân tích và đo lường dữ liệu
Bằng cách phân tích và đo lường dữ liệu, trưởng phòng có thể thu được thông tin chi tiết về khách hàng mục tiêu. Từ đó triển khai và cải thiện các chiến lược tiếp thị trên tất cả các kênh nhằm tăng lợi nhuận, cải thiện hình ảnh thương hiệu của công ty.
Công việc phân tích và đo lường dữ liệu thị trường như sau:
● Khám phá các cơ hội tiếp thị bằng cách thu thập dữ liệu bán hàng.
● Nghiên cứu dữ liệu bán hàng và phân tích dữ liệu bán hàng, dữ liệu thị trường.
● Đo lường hiệu suất và báo cáo.
● Đánh giá mục tiêu dựa trên ROI và KPI trên các kênh truyền thông kỹ thuật số.
Việc phân tích và đo lường dữ liệu sẽ giúp bộ phận Marketing nhận diện được khách hàng tiềm năng - Ảnh: Internet
2.3 Một số công việc liên quan khác của Digital Marketing Manager
● Đề xuất các chiến lược thực thi: Đánh giá chất lượng chạy quảng cáo, khuyến mại,... từ đó đề xuất kế hoạch bán hàng cho từng loại sản phẩm.
● Thu thập insight của khách hàng: Tìm ra insight khách hàng sau đó áp dụng và phân tích dữ liệu thu thập được để tạo ra các giải pháp truyền thông sáng tạo.
● Theo dõi hiệu suất SEO: Thực hiện tối ưu hóa SEO để tối ưu khả năng quảng bá thương hiệu.
● Duy trì mối quan hệ với khách hàng: Thiết lập, duy trì và kiểm soát chặt chẽ mối quan hệ với các khách hàng, các agency lẫn cơ quan truyền thông và đối tác.
● Quản lý đội ngũ chuyên viên Digital: Chịu trách nhiệm chính cho mọi hoạt động của phòng Digital Marketing. Ngoài ra còn đào tạo khả năng chuyên môn cho nhân viên.
● Thực hiện báo cáo định kỳ: Báo cáo với cấp trên về hiệu quả của chiến lược SEO, hiệu quả của Marketing trên các kênh truyền thông kỹ thuật số và đề xuất các giải pháp để tăng hiệu quả marketing.
Trên đây chỉ là mô tả công việc Digital Marketing Manager cơ bản và sẽ có một số thay đổi tùy vào mỗi công ty. Vì vậy CareerBuilder khuyến khích ứng viên nếu quan tâm đến vị trí này thì hãy truy cập website careerbuilder.vn để xem bảng mô tả công việc chi tiết của các doanh nghiệp đang tuyển dụng việc làm Digital Marketing Manager.
3. Những yếu tố cần có để làm tốt vị trí Digital Marketing Manager
3.1 Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý tổ chức là cần thiết cho vị trí này để tạo động lực tích cực giúp dẫn dắt đội ngũ nhân viên Digital. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có khả năng ảnh hưởng đến người khác và hướng tới lợi ích tập thể bằng cách phối hợp tốt với các thành viên còn lại trong nhóm.
Trưởng phòng Marketing phải hợp tác với các đồng nghiệp từ nhiều bộ phận khác nhau để hoàn thành công việc. Sau đó đưa ra các thông điệp truyền thông hấp dẫn để phát triển cho công ty.
Trưởng phòng Digital Marketing là người đào tạo, dẫn dắt đội ngũ Marketing - Ảnh: Internet
3.2 Kỹ năng viết tốt
Tất nhiên bạn sẽ không phải là người trực tiếp triển khai nội dung Content Marketing, nhưng bạn cần biết cách truyền tải nội dung một cách sáng tạo, hiện đại và có tính "trendy". Cách duy nhất để có được kỹ năng này chính là luyện viết từ khi còn là một nhân viên Marketing.
3.3 Kỹ năng phân tích dữ liệu
Đây là một bước nhảy vọt lớn đối với tiếp thị kỹ thuật số nếu bạn không đủ nhanh nhạy với các con số. Bởi để thực hiện và cải thiện chiến lược tiếp thị, bạn cần đọc và hiểu dữ liệu về các chiến dịch, khách hàng và kênh tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả. Không chỉ sáng tạo về mặt chiến lược mà còn được hỗ trợ bởi các công cụ phân tích dữ liệu.
3.4 Kỹ năng SEO
Nếu Content cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc thì SEO sẽ giúp doanh nghiệp tăng lượng truy cập vào trang. SEO trong Marketing giúp tăng khả năng hiển thị của trang web trên Google. Việc kết hợp giữa Content Marketing và SEO sẽ tạo thành một chiến dịch tiếp thị hiệu quả nhất.
3.5 Kỹ năng Social media
Mạng xã hội ngày nay đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, là nơi kết nối mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Khi số lượng người sử dụng mạng xã hội ngày một tăng lên, hiển nhiên việc tận dụng các kênh Social Media sẽ mang lại lợi ích to lớn cho những người làm Marketing.
Social Media là công cụ không thể thiếu trong Marketing - Ảnh: Internet
Kỹ năng này ra đời trên cơ sở phát triển vượt bậc của các công cụ truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Snapchat,... Một trưởng phòng Digital Marketing phải hiểu cách sử dụng các mạng xã hội khác nhau và cách thức hoạt động của chúng.
3.6 Kỹ năng quản lý ngân sách
Mỗi chiến dịch Marketing được thực hiện đều đi kèm với chi phí khổng lồ. Vì vậy, trưởng phòng Digital Marketing phải là người biết cách quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và phân bổ ngân sách cho từng danh mục một cách cụ thể, chính xác, phù hợp với chiến dịch quảng cáo.
3.7 Có năng lực đổi mới và tư duy sáng tạo
Vào thời điểm mà các công cụ kỹ thuật số đang phát triển với tốc độ chóng mặt và các đối thủ cạnh tranh ngày càng trở nên đáng gờm, sẽ rất khó để các công ty có thể trụ vững nếu ngừng thử nghiệm, sáng tạo và đổi mới. Chỉ khi bước ra khỏi vùng an toàn, họ mới có thể đi trước đối thủ một bước và giữ được vị trí hàng đầu đối với khách hàng. Vì vậy, trưởng phòng Digital Marketing phải đưa ra những ý tưởng táo bạo và sẵn sàng hành động để thực hiện những ý tưởng đó.
(Còn tiếp)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận