Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm để tìm bệnh bạch hầu - Ảnh tư liệu: L.T.
Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, thuộc nhóm B trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong...
Trong tháng 6-2020, tại TP.HCM đã ghi nhận 1 ca mắc bệnh; tại Đắk Nông là 12 ca, trong đó có 1 ca tử vong; tỉnh Kon Tum cũng ghi nhận 3 bệnh nhân bị bệnh bạch hầu mới ở huyện Đăk Tô và huyện Sa Thầy...
Nhằm giúp người dân có thêm thông tin về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả, báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm: "Làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả bệnh bạch hầu?" với sự đồng hành của Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC.
Tọa đàm diễn ra từ 9h sáng 3-7 với sự tham dự của các bác sĩ, chuyên gia uy tín, sẽ đưa ra những giải pháp hữu ích giúp người dân có cách phòng, ngừa bệnh tốt nhất có thể.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận