Học âm nhạc, tiếng Anh trong Trường nội trú dành cho trẻ đặc biệt và cai nghiện game - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đó là chưa kể nhiều gia đình phải trang bị máy tính có nối mạng Internet để phục vụ việc học của con.
Cấm không phải là giải pháp tốt
Theo ThS tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh, một số phụ huynh có sai lầm là cấm con chơi game với sự giám sát chặt chẽ của người lớn. Nhưng phần lớn học sinh THCS, THPT có tâm lý là càng bị cấm lại càng muốn chơi. Và khi bị người lớn la mắng thì các em đối phó bằng cách trốn học, canh cha mẹ, nói dối... để được chơi. Do đó, cấm không phải là giải pháp tốt.
Bà Mỹ Linh cho rằng trước hết, phụ huynh cần nghiêm túc nói chuyện với con về sự nguy hiểm của game cùng những phương pháp giúp con làm chủ bản thân, sắp xếp thời gian học tập và vui chơi hợp lý.
Học sinh cai nghiện game luyện thể lực bằng môn võ thuật, bơi lội - Ảnh: DUYÊN PHAN
Phụ huynh đề xuất các biện pháp cho vấn đề trẻ chơi game Nguồn: Trung tâm đào tạo tài năng trẻ châu Á - Thái Bình Dương - Đồ họa: N.KH.
"Sau đó, khi trẻ thực hiện thì phụ huynh cần đồng hành cùng con. Nhắc nhở, đôn đốc để con làm đúng như kế hoạch đã đề ra. Khi con làm tốt sẽ được khen thưởng và ngược lại.
Trong quá trình ấy, phụ huynh cần kể cho con em nghe những câu chuyện có thật được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Việc này giúp con hiểu rằng nếu không làm chủ được bản thân, nghiện game thì game sẽ điều khiển con. Ví dụ câu chuyện đứa cháu nghiện game bạo lực. Khi cháu về nhà xin tiền bà ngoại để chơi game, bà không cho thì giết luôn cả bà. Thật kinh khủng!".
Ngoài ra, bà Mỹ Linh lưu ý: "Phụ huynh cần gợi ý, đồng thời tạo điều kiện để trẻ được giải trí bằng nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Nhất là những hoạt động phù hợp với năng khiếu của trẻ như chơi các môn thể thao, hát, múa, nhảy... chứ không chỉ là xem tivi, chơi game".
Để trẻ không nghiện game, cái chính là phụ huynh phải đồng hành cùng con. Cần có nguyên tắc trong sử dụng điện thoại, máy tính.
ThS tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh
Dành nhiều thời gian hơn cho con
Ông Trần Hồng Thủy - phụ huynh học sinh lớp 10 ở Q.11, TP.HCM - cho biết: "Để hạn chế con tiếp xúc công nghệ, tôi đã yêu cầu bà xã sắp xếp công việc, dành thời gian nhiều hơn cho con. Vợ chồng đưa con đi tham gia các hoạt động tập thể cùng với các bạn đồng trang lứa; rủ các bạn trong lớp con đến nhà chơi, đi xem phim để con được giao tiếp, chia sẻ với các bạn. Như vậy, cháu sẽ giảm bớt thời gian lên mạng...".
Thế nhưng ông Thủy cũng lo lắng: "Các chuyên gia nói game là một loại ma túy quả không sai. Người lớn không thể cấm trẻ tránh xa máy tính, tránh xa game. Nhưng nếu chúng ta kéo trẻ vào những hoạt động thực tế tươi vui thì nguy cơ nghiện game sẽ giảm đi. Tôi và vợ cũng đang trên hành trình ấy...".
Học âm nhạc, tiếng Anh trong Trường nội trú dành cho trẻ đặc biệt và cai nghiện game - Ảnh: DUYÊN PHAN
Học sinh cai nghiện game luyện thể lực bằng môn võ thuật, bơi lội - Ảnh: DUYÊN PHAN
Còn bà Nguyễn Thu Hòa - phụ huynh có hai con học lớp 9 và lớp 11 ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM - chia sẻ: "Tôi phát hiện 12h đêm con trai vẫn chưa đi ngủ mà ngồi chơi game. Đã vậy, cậu em trai cũng không ngủ mà ngồi kế bên say sưa xem. Tôi chuyển máy vi tính sang phòng làm việc của mình. Tôi không cấm. Nhưng hai con phải học bài xong mới được chơi và mỗi ngày không được chơi trên máy tính quá 1 tiếng bao gồm cả chơi game, coi YouTube, đọc báo, lướt Facebook...".
Hướng dẫn con lập kế hoạch
Trước hết, cha mẹ cần hướng dẫn con lập kế hoạch thời gian trong ngày với những việc cụ thể. Thứ hai, trước khi giao điện thoại cho con với mục đích chủ yếu để con học tập và liên lạc với bố mẹ, phụ huynh cần yêu cầu trẻ phải cam kết không được xem những trang web đen. Chỉ được xem YouTube trong thời gian quy định... Nếu vi phạm cam kết, con sẽ bị phạt.
Ông Đặng Lê Anh (hiệu trưởng Trường nội trú dành cho trẻ đặc biệt và cai nghiện game)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận