“Đối với tôi thì sự vô cảm này xuất phát từ đồng tiền. Chính vì đồng tiền mà con người đã ướp hóa chất vào để chế biến, có tiền thì hồ sơ mới “đi”, có tiền thì mới cấp cứu... Nói chung đạo đức không tự suy thoái mà do tác động của đồng tiền, vô cảm xuất hiện khi đồng tiền lên ngôi” - bạn đọc quatsq@... viết.
Bạn đọc Thien Phuc thì cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô cảm: Thứ nhất, lỗi ở xã hội xem tiền là “mục đích” của cuộc sống, kiếm tiền bất kể đồng tiền “sạch hay không sạch”...
Thứ hai, chương trình giáo dục không gắn con người và thiên nhiên, từ bé trẻ em đã thiếu những cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên ban cho như: tiếng chim hót, mùi lúa chín... cho nên tâm hồn trẻ trở nên “ích kỷ”...
Thứ ba, xã hội để “cái ác” hoành hành quá lâu làm cái thiện không dám bộc lộ ra ngoài, phần vì sợ trả thù, phần vì sợ “lạc lõng”.
Còn theo bạn đọc Đặng Thanh Vũ, trong vấn đề vô cảm trở thành “bệnh” thì người dân chỉ là một phần, còn lại là trách nhiệm của các cơ quan chức năng.
“Tại sao chúng ta không phòng mà cứ lo chữa bệnh? Chính quyền phải làm hết trách nhiệm, kết hợp cùng người dân. Ví dụ đối với tình trạng , hãy cung cấp đường dây nóng dọc kênh, khi phát hiện trường hợp vi phạm chắc chắn sẽ có người gọi tới, nhưng cơ quan chức năng phải xử lý kịp thời. Chúng ta phải chung tay, chính quyền và người dân cùng làm thì sẽ giữ được dòng kênh sạch và xanh đẹp” - bạn đọc này viết.
Bạn đọc phgmnguyen@... cũng đề nghị: “Muốn người dân có ý thức tự giác, việc giáo dục phải được coi trọng và phải được đưa vào chương trình giảng dạy từ lúc còn bé. Ở những nước phát triển, trẻ con được học cách xếp hàng, trồng cây xanh, không xả rác... từ ngày mới đến trường, do đó những điều này ăn sâu vào trí óc trẻ thơ, đến khi lớn lên sẽ không làm khác được”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận