Thu hoạch lúa tại phường 28, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Bao quanh bởi dòng chảy của sông , Thanh Đa thuộc phường 28 (quận Bình Thạnh, TP.HCM) được kỳ vọng sẽ phát triển thành một trong những trung tâm kinh tế, du lịch hàng đầu của thành phố bởi vị thế đắc địa và những tiềm năng phát triển hết sức lớn. Tuy nhiên người dân ở đây vẫn đang chật vật với từng thửa ruộng.
Ông Bùi Văn Ba (50 tuổi) canh tác lúa nước theo truyền thống đã gần 30 năm nay. Với 4 sào đất (4.000m2), gia đình ông Ba chỉ lấy lúa làm thức ăn cho gà vịt, chứ canh tác ít, lại làm thủ công nên không có dư giả gì.
Bì bõm lội ruộng, gom từng nắm lúa lại bồ đập lúa, ông Ba vừa đập vừa cười: "Cách một con sông mà như hai thế giới?".
Từ năm 2010 đến nay Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Bình Quới của phường 28 chỉ còn 50 hộ trồng lúa, với diện tích 30 ha so với 197 hộ với diện tích 90 ha trước đây.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Giám đốc hợp tác xã, cho biết ở phường 28 hiện giờ không có nhà máy xay lúa, thêm vào đó, đất bị nhiễm phèn, nhiều nơi đất gò nên khó canh tác nên những hộ dân đã chuyển sang trồng một số hoa màu khác như: sen, khoai mì, rau hữu cơ, chăn nuôi bò sữa, heo, cá...
Một người dân đi thăm lúa
Thửa ruộng lúa chín đang được thu hoạch, ông Bùi Văn Ba cho biết năm nay năng suất lúa không cao vì lúa bị bệnh cháy lá
Thu hoạch lúa vụ Đông Xuân, thời tiết có nhiều mưa nên ruộng lúa lầy lội khiến cho việc thu hoạch khó khăn hơn
Anh Bùi Văn Đảnh phơi lúa trước sân nhà
Lúa thu hoạch về chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi
Ông Bùi Văn Tư kéo bồ đập lúa sau khi gặt xong thửa ruộng nhà mình
Ông Bùi Văn Sơn (55 tuổi) lấy rơm về cho bò ăn
Ông Võ Văn Minh thu hoạch lúa vào ngày nắng ráo
Ông Võ Văn Minh (60 tuổi) chở lúa về nhà
Đất trồng lúa được chuyển đổi sang trồng sen
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận