TTCT - Những năm qua, một số nước châu Á chứng kiến xu hướng dịch chuyển nhân sự khỏi khu vực công khi ngày càng nhiều người trẻ muốn ưu tiên phát triển bản thân hơn là tìm một bến đỗ ổn định sau khi ra trường. Tuy nhiên, đó không phải là xu hướng duy nhất… Kỳ thi tuyển công chức ở Trung Quốc. Ảnh: CGTNTrong khi tại Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều người trẻ tỏ ra bớt mặn mà với các cơ quan công quyền thì tại Trung Quốc, công chức lại đang là lĩnh vực "hot" hơn với nhiều người trẻ sau nhiều năm bị thờ ơ.Hàn, Nhật giảm 5 năm liên tiếpĐại dịch COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào thị trường lao động Hàn Quốc. Nhiều công ty phải cắt giảm nhân sự để tồn tại. Theo khảo sát của Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc, hơn 42% trong 500 doanh nghiệp hàng đầu không có kế hoạch tuyển dụng trong nửa đầu năm nay, trong khi 7,9% nói không có kế hoạch tuyển mới.Theo lẽ thường, trong hoàn cảnh này, dòng người tìm việc sẽ đổ về khu vực Noryangjin ở phía tây thủ đô Seoul, nơi nổi tiếng với các lò luyện thi công chức. Nhưng báo Korea Times ghi nhận, hiện nay ngày càng nhiều người không còn hào hứng với công việc nhà nước. Có thể thấy điều này qua xu hướng giảm dần ổn định của tỉ lệ chọi trong kỳ thi tuyển công chức qua các năm, từ 2018 tới 2022.Thống kê của Bộ Quản trị nhân lực (MPM) Hàn Quốc cho thấy kỳ thi năm nay có 165.524 thí sinh, tương ứng tỉ lệ 29,2:1, tức là 1 chọi 29,2. Mức này đã giảm so với tỉ lệ 35:1 của năm ngoái và 37,2:1 của năm 2020. Tỉ lệ này còn cao hơn nữa trong các năm 2019 và 2018, lần lượt là 39:1,2 và 41:1.Các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị nhân lực cho rằng xu hướng này đặc biệt rõ trong nhóm lao động trẻ thuộc thế hệ MZ, tức Millennial (sinh từ 1981-1995) và Z (sinh từ 1996-2005). Những người này có xu hướng thích làm các công việc nhiều thử thách, thu nhập cao, thay vì môi trường ổn định của công chức."Nhiều bạn bè tôi đã bỏ ôn thi công chức", một phụ nữ ngoài 25 tuổi không nêu tên nói với Korea Times cho biết. Hiện cô đang làm việc cho một công ty khởi nghiệp ở Seoul. "Mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để chuẩn bị cho kỳ thi nhưng chúng tôi cũng không thể kiếm được chừng ấy tiền ngay cả khi thi đỗ. Tôi nghĩ nhiều người cùng độ tuổi tôi ưu tiên phát triển bản thân hơn sự ổn định. Tôi muốn tham gia các dự án thử thách và truyền cảm hứng ở những công ty có tư duy mở hơn là làm công việc lặp đi lặp lại của một công chức và quanh quẩn trong lối mòn".Tình hình cũng tương tự ở Nhật khi nhiều người trẻ không còn thấy làm công chức hấp dẫn nữa. Ông Koichi Sawada, người phụ trách kỳ thi tuyển công chức của Cơ quan Nhân lực quốc gia Nhật Bản, tháng 3 năm nay từng phát biểu trong một cuộc họp báo rằng Nhật Bản đang đối mặt "tình huống nghiêm trọng" khi số thí sinh dự thi công chức đã giảm trong năm năm liên tiếp, theo báo Straits Times.Trong năm tài khóa 2021, theo báo Asahi (Nhật), số thí sinh thi tuyển công chức giảm 30% so với năm tài khóa 2012. "Tình huống này là nghiêm trọng xét từ góc độ đảm bảo nguồn nhân lực cần thiết để hỗ trợ các dịch vụ hành chính công", báo cáo thường niên về công chức của Nhật nêu.Nguyên nhânMặc dù nguyên nhân của xu hướng chuyển dịch lao động ra khỏi các cơ quan nhà nước có những tương đồng và khác biệt do đặc thù của từng nước, song lý do phổ biến là nhiều người lao động cảm thấy những đãi ngộ với công chức chưa thỏa đáng với kỳ vọng.Tại Hàn Quốc, các chuyên gia cho rằng một trong những nguyên nhân chính là việc cải cách chế độ hưu trí. Seol Dong Hoon, giáo sư xã hội học thuộc Đại học Quốc gia Jeonbuk, phân tích: "Các vị trí trong lĩnh vực công trong một thời gian dài từng là những công việc hấp dẫn nhất với nhiều người trẻ Hàn Quốc, chủ yếu vì họ có thể nhận được khoản lương hưu khá lớn sau này. Tuy nhiên sau khi cải cách lương hưu năm 2015, họ không còn được nhận những phúc lợi như trước nữa".Cụ thể, theo quy định cải cách lương hưu năm 2015 của Hàn Quốc, độ tuổi về hưu được nâng từ 60 lên 65 và tăng tỉ lệ đóng góp để hưởng lương hưu từ 7% lên 9% lương hằng tháng, trong khi tỉ lệ chi trả lại giảm từ 1,9% xuống 1,7%."Từ thực tiễn mức lương hằng năm của một công chức vốn đã ít hơn so với các công việc khác, thì mức giảm lương hưu rõ ràng là một thiệt thòi lớn với họ - ông Seol giải thích - Điều này cũng dễ hiểu khi người lao động muốn tìm việc tại các công ty tư nhân lớn để có thể nhận lương cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn, dù rất nhiều công việc như vậy thường không ổn định".Cũng theo dữ liệu của MPM, mức lương trung bình năm 2020 của một công chức mới vào nghề ở Hàn Quốc khoảng 20 triệu won (16.000 USD). Nhưng cùng năm đó, lương của một nhân viên đã tốt nghiệp cử nhân 4 năm ở một doanh nghiệp tư nhân lớn là 33 triệu won (22.910 USD).Kết quả khảo sát với 36.000 người năm 2021 do Cơ quan Thống kê Hàn Quốc thực hiện cho thấy các công ty tư nhân là môi trường làm việc được ưa chuộng nhất trong nhóm người trẻ. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2006, việc làm ở khối công không còn đứng đầu trong kết quả khảo sát thường niên về mức độ yêu thích công việc của người lao động Hàn Quốc.Trong khi đó tại Nhật, kết quả khảo sát mùa thu năm ngoái của cơ quan nhân lực Nhật Bản cho thấy số ứng viên dự kỳ thi công chức giảm vì hai lý do chính. Một là họ cảm thấy chuẩn bị cho kỳ thi là gánh nặng quá lớn, và hai là nhiều người trẻ nhìn nhận không mấy tích cực về môi trường làm việc nhà nước. Trong khảo sát, số người nêu lý do không thích làm công chức vì "bản chất công việc không hấp dẫn với tôi" lớn hơn nhiều so với những người lo ngại giờ làm việc kéo dài.Xu hướng khác tại Trung Quốc10 năm trước, xu hướng chuyển dịch nhân lực từ cơ quan nhà nước ra các công ty nước ngoài hoặc tư nhân diễn ra mạnh mẽ tại Trung Quốc, nhưng nay tình hình đã khác.Năm ngoái, khi Zhu Ling tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ danh giá tại một trong những đại học tốt nhất Trung Quốc, cô đã chọn làm công chức cho một bộ thuộc chính phủ trung ương với mức lương 6.000 nhân dân tệ (930 USD) một tháng.Zhu Ling không phải trường hợp cá biệt. Nhiều trí thức trẻ Trung Quốc đang hào hứng quay lại với nghiệp công chức vì những biến động thời gian qua cho thấy đó là lựa chọn tốt hơn. Tới 1/3 bạn cùng lớp của Zhu đã dự thi tuyển công chức. Một số trúng tuyển vào các ngân hàng nhà nước, ba người khác làm việc cho các hãng công nghệ nội địa, không ai làm cho công ty nước ngoài.Theo Zhu, mặc dù lúc này Trung Quốc vẫn cần các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng vị thế của họ tại Trung Quốc đã "xuống" đáng kể. Nhiều người làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc nhận thấy họ không bao giờ được thăng tiến cao hơn mức quản lý bậc trung, và cũng là những người đầu tiên bị sa thải khi công ty rơi vào khủng hoảng. Bên cạnh đó, dù các hãng công nghệ nội địa với mức lương cao vẫn tiếp tục thu hút nhân lực trẻ, môi trường làm việc lại khét tiếng kiểu "996", tức làm việc 9h sáng tới 9h tối, sáu ngày một tuần.Năm 2020, Trung Quốc có 1,6 triệu người vượt qua vòng sơ tuyển để dự kỳ thi công chức quốc gia, tăng 140.000 người so với năm trước, cho chỉ 25.700 việc làm - tức tỉ lệ chọi 62,2:1. Với nhiều người trẻ Trung Quốc, nghiệp công chức dù lương thấp, song đi kèm là những trợ cấp đáng kể về nhà ở, bảo hiểm y tế và lương hưu. ■Cải cách để hấp dẫn trở lạiTrước việc nhiều người trẻ chê làm công chức, một số nước đã bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân cũng như đưa ra giải pháp. Tại Nhật, chính phủ tập trung vào những cải cách trong lề lối làm việc và đánh giá lại hệ thống thi tuyển công chức hiện hành.Chẳng hạn, tháng 8-2022, Cơ quan Nhân lực quốc gia Nhật thông báo sẽ đẩy thời gian tổ chức thi tuyển công chức lên sớm hơn hai tuần trong năm tới và hơn khoảng một tháng trong năm sau. Mục đích là để giúp các ứng viên vẫn có cơ hội nộp đơn xin việc ở khối tư nhân. Chính phủ cũng quyết định sẽ xem xét lại cách tổ chức kỳ thi và kéo dài thêm hiệu lực của kết quả thi với các thí sinh trúng tuyển.Tháng 6 vừa qua, cơ quan dịch vụ công ở Singapore cũng thông báo sẽ tăng lương từ 5 - 14% cho công chức để "phù hợp với thị trường lao động", và cũng để khối dịch vụ công trở nên hấp dẫn hơn. Tags: Dịch chuyển nhân sựThi tuyển công chứcThu hút nhân lựcPhát triển bản thânThị trường lao độngHàn QuốcChâu ÁThị trường lao động Hàn QuốcTrung Quốc
Việt Nam có quy mô tăng trưởng thương mại điện tử nằm trong top đầu thế giới NGỌC AN 26/11/2024 Mặc dù Việt Nam có quy mô tăng trưởng thương mại điện tử trong top đầu thế giới nhưng việc thúc đẩy xuất khẩu qua kênh này vẫn còn nhiều thách thức.
Khởi tố, bắt 4 bị can gồm 2 giám đốc về tội đưa, nhận hối lộ ở Nha Trang PHAN SÔNG NGÂN 26/11/2024 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa vừa khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can liên quan việc đấu thầu thi công các dự án do Công ty TNHH Dũng Lợi thực hiện trên địa bàn TP Nha Trang.
Sửa thuế thu nhập cá nhân lạc hậu: Phải chờ đến... 2026! LÊ THANH 26/11/2024 Phải có quy định cho phép người nộp thuế thu nhập cá nhân được trừ lãi vay mua nhà, tiền học, khám chữa bệnh của người nộp thuế và của con cái họ.
Nhận hối lộ gần 6 tỉ, luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với cựu vụ phó Anh Tuấn TUYẾT MAI 26/11/2024 Sáng 26-11, phiên tòa xét xử vụ sai phạm tại Công ty Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan. Bào chữa cho ông Hoàng Anh Tuấn (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với ông Tuấn.