31/05/2018 10:32 GMT+7

'Làm luật kém chẳng ai chịu trách nhiệm!'

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) đã bức xúc phát biểu như vậy trước Quốc hội tại phiên thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sáng 30-5.

Làm luật kém chẳng ai chịu trách nhiệm! - Ảnh 1.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu - Ảnh: QUANG VINH

Nếu một người vi phạm pháp luật thì sẽ có nguy cơ phải đi tù. Nhưng trong việc tham mưu ban hành chính sách kém, thậm chí cản trở sự phát triển thì hiện nay chẳng ai bị chế tài. Tôi cho rằng đây là điều không công bằng.

Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội)

Luật "trên trời", cuộc đời thì... dưới đất

Ông Hiểu cho rằng thời gian qua có những dự án luật khi mới đưa ra dự thảo nhưng đã ngay lập tức nhận phải sự phản đối quyết liệt từ người dân, dư luận. Thậm chí nhiều quy định khi đi vào thực tiễn đã cản trở sự phát triển.

Điều đó cho thấy rằng tư duy làm luật, ban hành chính sách của các cơ quan tập hợp ý kiến, soạn thảo và đệ trình chưa bám sát với thực tế của đời sống người dân. Hay nói đúng hơn như một ý kiến là "quy định pháp luật thì trên trời, còn cuộc đời thì ở dưới đất".

"Nhiều ban soạn thảo đã tiếp thu, giải trình rất nghiêm túc, nhưng cũng có những ban soạn thảo làm công tác này không đầy đủ" - ông Hiểu nói.

Ông Hiểu cho rằng đã đến lúc cần phải quy định cho rõ trách nhiệm của ai, của cơ quan nào trong các khâu soạn thảo, đệ trình và ban hành luật, đi liền đó là áp dụng biện pháp chế tài.

Luật chung chung, chậm thay đổi

Nêu những bức xúc trong việc luật không thực tế, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cũng cho rằng với tư duy làm luật như hiện nay thì việc xây dựng nhà nước pháp quyền của chúng ta "sẽ còn rất xa". Lý do là cứ ban hành luật với những quy định chung chung rồi sau đó phải ban hành nghị định, thông tư mới có thể cụ thể hóa và áp dụng được vào đời sống.

Ông Vân cho rằng nếu một đất nước không được quản lý bằng đạo luật mà điều hành bằng những thông tư thì tình trạng vi phạm pháp luật sẽ trở nên phổ biến. "Nhiều đạo luật lẽ ra phải ban hành từ lâu như Luật biểu tình, Luật trưng cầu dân ý... nhưng tới nay vẫn còn nợ. Chúng ta cứ nhìn vấn đề gì bức xúc trước rồi chúng ta giải quyết trước, trong khi cái căn cơ lâu dài thì chưa nhìn ra" - ông Vân nói.

Đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng chính vì luật cứ quy định chung chung, chậm thay đổi nên mới dẫn đến một loạt vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội thời gian qua mà khung pháp lý không đủ để chế tài, như hoạt động của xe Grab, Uber, các dịch vụ sử dụng công nghệ vào thực tiễn đời sống nảy sinh những câu chuyện pháp lý.

Tránh "xin lùi, xin rút, xin hoãn"

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết sẽ đổi mới quy trình xây dựng chương trình, hoạt động soạn thảo, thẩm tra, xem xét thông qua luật, pháp lệnh... Kế đó là tăng cường trách nhiệm hơn nữa của cơ quan thẩm tra trong việc tập hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến của cử tri, đại biểu, tránh tình trạng "xin lùi, xin rút, xin hoãn"...

Bộ Giáo dục đề nghị đổi "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo"

TTO - Trình bày trước Quốc hội sáng 30-5 các nội dung sửa đổi bổ sung Luật giáo dục đại học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề cập việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học và đổi cụm từ "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo".

THÁI BÁ DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên