25/12/2013 12:10 GMT+7

Làm giấy chứng nhận một phần nhà thuộc di sản thừa kế

Luật sư LÊ THỊ HOÀI GIANG(VPLS Lê Nguyễn)
Luật sư LÊ THỊ HOÀI GIANG(VPLS Lê Nguyễn)

TTO - * Mẹ tôi đang sống trong một căn phòng ở tầng 2 của một khu nhà do ông nội tôi mua từ thời Pháp, nhưng người đứng tên chủ sở hữu là anh trai cùng cha khác mẹ với bố tôi. Hiện bác tôi đã mất và giấy tờ sở hữu nhà bác đã chuyển cho vợ mình (hai bác sống ở TP.HCM).

Giấy tờ sở hữu căn nhà đó bao gồm cả khu nhà rộng khoảng 450m2 và căn phòng gia đình tôi đang sinh sống nằm trên tầng 2 diện tích 24m2. Gia đình tôi vẫn sống ở căn phòng đó từ năm 1960 đến nay.

Sau khi giải phóng, Nhà nước đã thu lại một số phòng ở tầng 1 của khu nhà đó và phân cho một số hộ gia đình vào ở. Các hộ được Nhà nước phân nhà ở đó vẫn làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Xin hỏi, giờ nếu gia đình tôi muốn làm giấy tờ sở hữu nhà riêng cho căn phòng mà gia đình đang sử dụng thì có được không?

Phan Thi Quyen (quyen.pt@...)

- Trả lời:

Như thông tin bạn cung cấp thì trên giấy tờ nhà người đứng tên sở hữu là bác bạn và giấy tờ đó hiện đang do bác gái của bạn giữ. Tôi không rõ bác bạn mất có để lại di chúc hay không. Nếu bác bạn có để lại di chúc thì có để lại di chúc đối với căn hộ đó hay không. Và nếu có thì để lại di chúc cho ai. Người được thừa kế theo di chúc đã làm thủ tục đăng ký thừa kế và sang tên hay chưa?

Nếu bác bạn không để lại di chúc thì theo quy định tại khoản 1, điều 675 Bộ luật dân sự 2005, đây là trường hợp thừa kế theo pháp luật. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Như vậy, trong trường hợp này, về nguyên tắc, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất như nêu trên là những người có quyền được thừa kế căn hộ mà gia đình bạn đang ở.

Trong cả hai trường hợp, người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật mới là người thừa kế hợp pháp. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, tôi hiểu gia đình bạn đã ở tại căn hộ đó từ năm 1960 và đến nay hai bên cũng không có tranh chấp gì.

Vì thế cách tốt nhất, bạn hãy thương lượng với gia đình nhà bác bạn để họ làm thủ tục thừa kế đối với căn hộ và sau đó sẽ làm hợp đồng tặng cho lại căn hộ đó cho gia đình nhà bạn. Khi đó, gia đình nhà bạn mới làm thủ tục sang tên để được đứng tên sở hữu căn hộ.

Tóm lại, do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên có thể xảy ra nhiều trường hợp khác nhau nên bạn phải xem xét lại xem trường hợp của mình rơi vào tình huống cụ thể nào mà có hướng giải quyết thích hợp.

Trân trọng.

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề nhà đất, thủ tục giấy tờ liên quan đến sổ đỏ, sổ hồng... hoặc bài vở cộng tác, bạn đọc gửi về mục "Tư vấn nhà đất" hoặc "Địa ốc" tại địa chỉ: [email protected].<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

Địa ốc Tuổi Trẻ Online

Luật sư LÊ THỊ HOÀI GIANG(VPLS Lê Nguyễn)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên