TTCT - Có một lời than vãn không chỉ phổ biến trong các phụ huynh nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới, đó là trẻ con bây giờ dường như không còn mấy đứa thiết tha với sách. Việc đọc sách cùng con ở bất cứ độ tuổi nào cũng đều hữu ích. Các nghiên cứu đã chỉ ra những đứa trẻ sống trong nhà có nhiều sách thì cũng có xu hướng trở thành người đọc sách thường xuyên hơn.Nhưng vì sao vậy? "Tội lỗi" có phải chỉ hoàn toàn do điện thoại, máy tính và Internet?Vài năm trở lại đây đã có những cảnh báo từ giới chuyên gia cho rằng tỉ lệ trẻ đọc sách để vui đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong lịch sử. Từ khóa là "đọc sách cho vui", nghĩa là đọc như một sở thích, vui vẻ tự nguyện chứ không phải đọc để làm bài tập hay bị bắt buộc đọc vì lý do gì đó.Muôn kiểu lý doTheo báo cáo Trẻ em đang đọc gì năm 2023 (2023 What Kids Are Reading Report) của Tổ chức Renaissance (Anh), mặc dù trẻ em đang đọc nhiều sách hơn trước nhưng niềm vui cũng như khả năng đọc hiểu của chúng lại đang giảm đi đáng kể, đặc biệt trong nhóm các học sinh trung học.Còn theo khảo sát gần đây của Tổ chức Đánh giá quốc gia về sự phát triển của giáo dục (NAEP) ở Mỹ, tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 9-13 có thói quen đọc sách để giải trí đã sụt giảm nhiều. Cụ thể, từ năm 1984-2019, số trẻ 9 tuổi đọc sách giải trí mỗi ngày đã giảm từ hơn 50% vào năm 1984 xuống còn 42% vào năm 2019. Trong số học sinh trung học, tỉ lệ các em thường xuyên giải trí bằng đọc sách đã sụt xuống 17%, trong khi số em hiếm khi đọc hoặc chẳng bao giờ đọc đã tăng gấp 3.Nhiều tổ chức chuyên môn đã cố gắng tìm hiểu lý do của tình trạng này, ngõ hầu đưa ra giải pháp để níu giữ và phục hồi tình yêu với sách cho các thế hệ tương lai. Các nguyên nhân phổ biến đã được chỉ ra: mạng xã hội và sự phân tán từ môi trường số đã ngốn rất nhiều thời gian của trẻ; qua các cấp học yêu cầu với việc đọc gia tăng, từ đó khiến đọc sách trở thành gánh nặng thay vì niềm vui; bài tập về nhà và các chương trình ngoại khóa phong phú cũng đã khiến trẻ em không còn dành được nhiều thời gian cho sách… Nhưng vẫn còn những nguyên nhân ít được bàn tới song cũng có tác động không nhỏ khác.Đầu tháng 3 năm nay, Tổ chức thiện nguyện World Book Day (hoạt động tại Anh và Ireland) cho biết khảo sát trên 1.000 em trong độ tuổi từ 7-14 cho thấy có một số lượng đáng kể các em cảm thấy không được tự do đọc những gì mình muốn. Hơn 1/3 các em được hỏi cho biết mình không thể chọn những gì muốn đọc, khoảng 1/5 cảm thấy mình bị những người lớn xung quanh đánh giá vì các sách đã chọn, do đó các em bị mất động lực ham thích đọc sách.Ngoài ra còn là chuyện dù cha mẹ thường khuyến khích các em đọc sách nhưng bản thân họ lại không làm gương. Chỉ 25% các em tham gia khảo sát nói cha mẹ thường giải trí với đọc sách ở nhà, trong khi 56% nói cha mẹ lướt điện thoại, 52% cho biết cha mẹ chỉ xem TV.Ngoài ra cũng phải kể tới nguyên nhân nữa là nhiều trường thiếu thư viện và tài nguyên phục vụ. Nhiều thư viện ở Anh đang đối mặt nguy cơ bị cắt giảm ngân sách hoặc đóng cửa do khó khăn tài chính lớn.Vai trò của giáo dụcKatherine Marsh, tác giả sách thiếu nhi nổi tiếng, đã trò chuyện với nhiều nhà giáo dục và các thủ thư về xu hướng trẻ không còn ham đọc sách và được nghe nhiều lý giải của họ. Có một nguyên nhân mà bà cho là thuyết phục nhất và cũng cảm thấy buồn khi nhận ra, đó là cách tiếp cận của các trường học trong việc dạy trẻ đọc sách.Trong bài viết trên tạp chí The Atlantic ngày 22-3, bà Marsh cho biết người ta đã thay đổi trọng tâm giáo dục - từ chỗ khơi dậy cảm xúc và tình yêu một cách tự nhiên ở người đọc với các câu chuyện và nhân vật, sang tập trung chủ yếu vào việc phân tích văn bản tác phẩm vốn thường được chia nhỏ thành các phần, các đoạn thay vì đọc toàn bộ tác phẩm.Ở đây bà đang nói chuyện nước Mỹ, nhưng càng đọc càng thấy có vẻ tình hình ở Việt Nam cũng không khác mấy.Nữ văn sĩ 50 tuổi nhớ lại vào đầu những năm 1980, khi bà học tiểu học, những bài kiểm tra đọc và đọc hiểu sẽ buộc học sinh phải đọc càng nhiều sách càng tốt, nhập thân vào mạch truyện và cảm xúc của nhân vật để có thể phát triển các kỹ năng cần thiết. Nhưng nay, khi thay đổi cách tiếp cận, việc chú trọng vào phân tích văn bản dường như đã "nghiền nát" luôn niềm vui thích tự nhiên khi đọc sách."Tư duy đọc phân tích là một kỹ năng quan trọng, nhất là với một thế hệ vốn ngập trong biển thông tin với rất nhiều tin không chính xác hoặc tin giả trong đó. Nhưng sự tập trung thái quá vào nội dung như vậy cũng phải trả một cái giá khá đắt: tình yêu với sách và nghệ thuật kể chuyện sẽ bị đánh mất" - bà nêu quan điểm.Đó mới chỉ là chuyện học. Cách tổ chức thi cử của nhà trường cũng có tác động đáng kể tới lựa chọn đọc sách của trẻ em. Áp lực phải hoàn thành tốt các bài kiểm tra được chuẩn hóa đã thu hẹp chương trình giảng dạy của nhà trường và hạn chế cơ hội để trẻ có thể khám phá các chủng loại sách khác nhau.Với những câu hỏi kiểu như "hãy chỉ ra ý nghĩa của những từ và cụm từ được dùng trong văn bản, phân biệt giữa ngôn ngữ văn chương và phi văn chương trong đó", rất nhiều em sẽ chỉ dừng lại ở việc chỉ cần đọc thật kỹ đoạn văn cần phân tích để trả lời câu hỏi, không cần biết nó nằm trong mạch truyện ra sao và hẳn nhiên không thể có sự kết nối cảm xúc với các nhân vật.Trong khi đó, chính quá trình từ lúc "gặp gỡ" một nhân vật rồi theo sát họ đi qua một loạt các xung đột của tác phẩm lại chính là một phần của niềm vui đọc sách. Cũng từ cách học đó mà trẻ có xu hướng ngại đọc những tác phẩm dài, những cuốn sách dày thường bị cho là "kém vui".Đọc cái khác thì sao?Một nghiên cứu từ năm 2013 của nhóm các chuyên gia thuộc Viện giáo dục Đại học London (Anh) đã chỉ ra việc đọc sách giải trí mang lại nhiều lợi ích đa dạng với trẻ em, giúp các em phát triển vốn từ vựng, khả năng ngôn ngữ và toán học.Việc đọc sách để vui là nhân tố có tác động tới những thành công trong đời sống con người, thậm chí còn lớn hơn cả tác động từ những nền tảng kinh tế - xã hội. Theo Tổ chức phi lợi nhuận Kids Read Now, những người đọc sách cũng có khả năng học hỏi tốt hơn sự đồng cảm, các kỹ năng xã hội và kỹ năng ra quyết định.Minh họa: Rachel Shalev PlautLại có người bảo vậy thời nay người trẻ thường đọc các nội dung trên mạng xã hội, liệu đó có phải là một dạng thức đọc cho vui ở thời hiện đại không? Giới chuyên gia cho rằng việc đọc các thông tin trên mạng xã hội hay đọc các tài liệu sách vở được yêu cầu trong nhà trường không giống như trải nghiệm đọc để giải trí, đọc cho vui.Trong quá khứ, sách gần như luôn được đọc to lên, đọc là một hoạt động xã hội và thường được đọc lớn ở những không gian chung của cộng đồng. Nghiên cứu về thần kinh học đã chỉ ra việc đọc chung như vậy thúc đẩy sự đồng bộ thần kinh và giải phóng oxytocin, giúp tăng cường kết nối cảm xúc và giảm căng thẳng cho cả trẻ em lẫn người lớn.Trong thời đại số hóa với tốc độ sống siêu nhanh thời nay, khi căng thẳng và lo lắng trở thành chuyện thường ngày với nhiều người, nhu cầu về một sự gắn kết cảm xúc trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.Bất kể vô số lợi ích của việc đọc chung như vậy, theo thời gian việc thực hành nó đã dần thu hẹp và biến mất. Tuy nhiên việc "nhóm lại" niềm vui của việc đọc chung thông qua các hoạt động kể chuyện có tương tác vẫn có thể tạo nên những gắn bó cảm xúc tương tự và đem lại sức khỏe tinh thần lành mạnh.Để giải quyết xu hướng giảm sút đáng kể thói quen đọc sách để vui ở trẻ em cần một cách tiếp cận nhiều mặt, trong đó có sự góp sức của các nhà giáo dục, cha mẹ, các đơn vị xuất bản và nhiều tổ chức cộng đồng.Bằng cách vun đắp một văn hóa đọc sách chú trọng tới quyền được lựa chọn, khả năng tiếp cận sách và niềm vui khi đọc sách, chúng ta có thể giúp trẻ trở thành những người đọc suốt đời và khai mở được vô số các lợi ích lớn lao từ đọc sách. Sẽ không quá nếu bảo rằng chính cách thức tổ chức các bài thi đã chi phối hay kiểm soát cách dạy của giáo viên. Việc đọc phân tích một tác phẩm có thể là một cách đánh giá dễ dàng hơn nhưng không phải là cách giúp trẻ em yêu thích nghệ thuật kể chuyện.Thế nên để trẻ yêu sách, thích đọc hơn, giáo viên cũng cần được trao quyền tự do hơn trong những cách thức giảng dạy phù hợp, chẳng hạn họ có thể được dùng những cuốn sách họ biết sẽ kích hoạt cũng như thử thách trí óc của trẻ.Ngày nay, với vô số các tựa sách đa dạng và rất nhiều nhân vật được sáng tạo, giáo viên sẽ có cơ hội lớn hơn để đánh thức tình yêu đọc sách ở các em. Trẻ em nên được yêu cầu đọc nhiều sách hơn và thay vì chỉ phân tích các đoạn trích, chúng nên được khuyến khích để "tham gia" những cuốn sách đó theo cách như chúng vẫn thường kết nối với các bộ phim hài hước, các video game và các chương trình truyền hình. Bạn đang đọc trong chuyên đề "Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam Tiếp theo Tags: Tình yêu sáchNiềm vui đọc sáchĐọc sáchVăn hóa đọcNgày sách Việt Nam
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Bài ca không quên lần đầu tiên biểu diễn ngoài trời, đường đi bộ Nguyễn Huệ rực cờ hoa HOÀI PHƯƠNG 22/12/2024 Nhiều ca sĩ như Cẩm Vân, Đức Tuấn, Hồ Trung Dũng, Phan Mạnh Quỳnh... góp giọng trong chương trình nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Mừng Giáng sinh tưng bừng, trung tâm TP.HCM đông nghịt người đến khuya NHẬT XUÂN 22/12/2024 Trong không khí se lạnh, nhiều người dân TP.HCM tranh thủ cuối tuần để tận hưởng không khí Giáng sinh tại các điểm vui chơi khu vực trung tâm thành phố.
Bournemouth nhấn chìm Man United ngay tại Old Trafford HOÀI DƯ 22/12/2024 Khuya 22-12, Man United tiếp tục chuỗi trận bất ổn khi để thua đậm Bournemouth 0-3 ngay trên sân nhà ở vòng 17 Giải ngoại hạng Anh (Premier League).
Huế, Hà Nội lọt top 50 thành phố ẩm thực năm 2024 của TasteAtlas, TP.HCM 'rớt' đáng tiếc TÔ CƯỜNG 22/12/2024 Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa chốt danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới, Việt Nam có đến hai địa danh lọt vào top.