Phóng to |
* TS Trần Thị Giồng: Phải giáo dục nhân bản!
Phóng to |
TS tư vấn tâm lý Trần Thị Giồng-Ảnh: L.Điền |
Có lẽ do một thời gian dài ta phải lo đấu tranh cho việc sống còn của dân tộc thời chiến tranh, rồi mải lo cơm áo gạo tiền nên công tác giáo dục nhân bản không được thực hiện. Trong bối cảnh đó, giáo dục không kịp bổ khuyết những chỗ còn thiếu của cảm quan về cái đẹp chung, về tinh thần quan tâm đến người khác, cảm quan về tôn ti trật tự cũng bị mất đi.
Giáo dục cũng chưa nhấn mạnh nội dung: học để làm một con người tốt. Học làm người, dạy làm người, ấy là giáo dục nhân bản. Ngày xưa thế hệ ông bà của chúng tôi tuy nghèo nhưng còn giữ những chuẩn mực đạo đức xã hội rất nghiêm ngặt. Đến giờ, những giá trị đạo đức ấy đang mất dần đi. Cụ thể là giới trẻ hiện nay không còn xem trọng những chuẩn mực như kính trên nhường dưới, quan tâm đến người khác ở nơi công cộng, giữ yên lặng và vệ sinh công cộng, ý thức bảo vệ của công... Những mất mát này hình thành qua thời gian, có lẽ cũng đã nửa thế kỷ rồi.
Giáo dục cảm quan về giữ gìn lợi ích chung ở ta cũng rất kém. Trong khi đó, đây là một nội dung quan trọng trong giáo dục công dân: có ý thức giữ gìn lợi ích chung người ta mới trở thành một người tốt, công chức tốt, lãnh đạo tốt.
Ở các nước, việc giáo dục từ trong gia đình cũng rất được xem trọng. Một người mẹ phải biết dạy con về rất nhiều loại ý thức: ý thức mình vì mọi người, ý thức thưởng phạt, ý thức giữ gìn các chuẩn mực đạo đức để được xem là người tốt... Mẹ dạy con được như thế vì ngày xưa mẹ cũng từng được dạy như thế. Nay ở nước ta có những ông bố bà mẹ trẻ, bản thân họ không tích lũy được những giá trị ấy thì làm sao họ dạy con cho được.
Chẳng hạn, trong nhà cha mẹ chiều chuộng con quá mức, con muốn gì được nấy thì đứa con sẽ không có ý thức nhường nhịn. Và từ những ý thức nhỏ sẽ hình thành hành vi lớn, từ hành vi sẽ hình thành thói quen, từ thói quen hình thành tính cách và tính cách quy định định mệnh. Định mệnh của một dân tộc thế nào là bắt nguồn từ công tác giáo dục các ý thức đạo đức tưởng chừng như rất nhỏ ấy.
Giáo dục trên các phương tiện truyền thông cũng rất quan trọng, như chương trình giáo dục ý thức giao thông có chiếu cảnh một cụ ông đi xe máy liếc mắt nhìn hai cô gái, rồi cụ bà đứng chỉ tay chửi cụ ông ngay trước bàn dân thiên hạ. Giáo dục giao thông là đúng, nhưng đem việc hai ông bà già chửi nhau giữa phố coi như chuyện bình thường là tiêm nhiễm vào người trẻ một hành vi không đẹp.
* TS Nguyễn Nhã: Mọi người đều phải quan tâm
Phóng to |
TS Nguyễn Nhã - Ảnh: L.Đ. |
Ở VN người ta thường nói những chuyện lớn, ít ai quan tâm đến chuyện nhỏ tưởng như nhỏ song không nhỏ chút nào!
Có những điều tối kỵ không nên vượt qua nhưng mọi người cứ vượt qua, coi là chuyện bình thường thì hậu quả khôn lường cho trật tự, công bằng, văn minh xã hội. Chẳng hạn coi quay cóp là chuyện bình thường trong trường học, sẵn sàng vứt rác ra ngoài đường, sẵn sàng chen lấn, sẵn sàng nói dối trong bất cứ trường hợp nào...
Khi xã hội đã thành nếp thì khó sửa. Dĩ nhiên muốn sửa phải bắt đầu từ giáo dục ở trường học. Phải làm tốt từ lớp mẫu giáo đến đại học và ban giám hiệu, thầy cô, phụ huynh phải thật sự quan tâm. Tuy nhiên, nếu chờ đến khi giáo dục làm tốt thì chưa chắc đến thế kỷ 22 đã có chuyển biến!
Tôi tin rằng nếu như tất cả các báo đài, rồi Quốc hội, Chính phủ đến xã hội, trường học, các hội đoàn, gia đình, ai cũng nhắc tới, quan tâm tới “văn hóa xếp hàng” thì sẽ có bước nhảy vọt của “văn hóa xếp hàng” tại VN, không phải đợi tới vài thập niên hay vài thế kỷ nữa!
Tạo ra những hàng rào xếp hàng Tôi đã có dịp đi du lịch và học tập ở một số nước như Úc, Singapore, Nhật Bản, nơi mà việc xếp hàng trở thành thói quen. Theo tôi, khi việc xếp hàng vẫn chưa là thói quen của người dân thì việc tạo ra những hàng rào dạng chữ U, chữ Z để mọi người “phải” xếp hàng vòng vòng trong đó là điều thiết thực mà bất cứ nơi nào cũng thực hiện được (từ căngtin của công ty, phòng bán vé, trước quầy thu ngân, trước nhà vệ sinh công cộng, trước cổng nhà ga, nơi chờ taxi...). Việc này không những thể hiện nếp sống văn minh mà còn khắc phục được tình trạng bát nháo, mất trật tự nơi công cộng. Tóm lại, khi việc xếp hàng vẫn chưa là thói quen, chưa là nét văn hóa thì chúng ta phải phát động phong trào, tạm gọi là “hàng rào xếp hàng” với sự quan tâm, hưởng ứng rộng rãi của các cấp quản lý, các chủ cơ sở, cơ quan, xí nghiệp, phòng vé, quán ăn, sân ga, siêu thị. Đây là việc đầu tư rất nhỏ nhưng mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là mỹ quan, văn hóa của một đơn vị, một doanh nghiệp, sau đó là văn hóa của một dân tộc. Có ý thức là làm được Một lần, tôi ghé vào Citibank để đóng phí visa đi Mỹ. Cảm giác đầu tiên của tôi là thấy nơi đây rất lạ, dù văn phòng khoảng vài chục mét vuông nhưng người ta cũng đặt những hàng cột để xếp hàng theo thứ tự. Tôi phải ồ lên ngạc nhiên khi vào nơi đây, một nơi thật nhỏ nhưng trật tự đâu vào đó. Tôi cũng có dịp ghé đến nhiều ngân hàng khác ở VN. Tôi thấy có nơi tổ chức cho khách hàng lấy số thứ tự nhưng có nơi thì không. Gặp những khi khách hàng đông bất thường thì dường như ai cũng muốn mình xong việc sớm. Và không ít lần tôi phải bực mình vì người đến sau lại được giải quyết trước. Văn hóa xếp hàng tưởng chừng là điều không tưởng ở nước ta, nhưng theo tôi, nếu mỗi người tự ý thức một chút thôi thì chúng ta sẽ làm được. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận