TTCT - Với những ai thích đi trọn gói theo tour, có hướng dẫn viên (HDV), được sắp xếp sẵn hết mọi thứ, sáng lên xe, tối về phòng ngủ thì du lịch qua New Zealand (NZ) sẽ cảm thấy rất... chán. Du lịch New Zealand chú trọng phát triển gắn liền với bảo tồn Ai thích đi du lịch kết hợp mua sắm ở các con phố dài tít tắp các cửa hiệu thời trang sang trọng sẽ lại càng... chán hơn. Nhưng những ai ưa thích thiên nhiên, mê mẩn với màu xanh ngút ngàn của rừng núi, xanh thăm thẳm của đại dương, có chút máu phiêu lưu, thích vận động thì đất nước nằm tận cùng Thái Bình Dương, tuốt dưới Nam bán cầu này sẽ là điểm dừng chân vô cùng lý tưởng. Kaitiakitanga và manaakitanga NZ có cách làm du lịch khá lạ khi các công ty du lịch của nước này thường không bán tour cho khách, mà bán vé máy bay với khách sạn là chủ yếu! Du khách có thể yêu cầu mua thêm các gói dịch vụ cộng thêm và... hết! Khách tự đi tự về, công ty không tổ chức tour có HDV đi kèm. HDV là nhân viên của các điểm tham quan và lắm khi lại là... tài xế! Khi khách đến một chỗ nào đó, nếu e ngại phải đi một mình hay không biết gì, có thể bỏ ra thêm một số tiền và sẽ có nhân viên dẫn đi, hướng dẫn, giới thiệu. Chính sách phát triển du lịch của NZ xoay quanh hai giá trị cốt lõi: kaitiakitanga (bảo vệ) và manaakitanga (lòng mến khách). Trong đó, bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan, môi trường được đặt ở vị trí cực kỳ quan trọng và góp phần làm gia tăng nhận thức của du khách về văn hóa, con người của đất nước được mệnh danh là xứ kiwi này. Có lẽ vì thế mà đi khắp nơi ở NZ, từ đảo nam xuống đến đảo bắc, du khách đều thấy sự trọng thị với mẹ thiên nhiên. Du khách có thể ung dung dạo bước trên những bãi biển cát mịn, sạch đến không ngờ, và tuyệt nhiên vắng bóng ô dù, hàng quán, ăn xin chèo kéo; hay có thể ngắm nhìn những chú cá heo tung tăng bơi lội, hải cẩu nằm lười phơi mình trên những tảng đá. Con người trọng thị thiên nhiên nên những gì tổn hại đến thiên nhiên sẽ là hành động không được chấp nhận ở quốc gia này. Tháng 3-2012, cả đất nước NZ rùng rùng chuyển động khi người dân nhất loạt xuống đường phản đối chính sách cho phép khai thác dầu khí (NZ có bờ biển dài hơn 15.000km và vùng lãnh hải rộng 4 triệu km2 với trữ lượng dầu khí rất lớn) mà chính phủ đề xuất. Người biểu tình phản đối chính sách bởi e ngại việc khai thác sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển, thay đổi hệ sinh thái biển, ô nhiễm môi trường, và quan trọng hơn hết là cần phải gìn giữ cảnh quan thiên nhiên cho các thế hệ sau. Kết quả là cho đến nay dự thảo này của chính phủ vẫn chưa thể thông qua. Phát triển gắn liền với bảo tồn Với nhiều du khách, đặc biệt là những người trẻ tuổi, NZ chính là điểm đến tuyệt vời cho công cuộc khám phá thiên nhiên hoang sơ, kỳ bí mà không kém phần hùng vĩ. Điều này một phần đến từ chính sách gắn liền phát triển với bảo tồn thiên nhiên. Việc chặt phá cây cối là điều hết sức cấm kỵ. Rất nhiều du khách khi đến NZ rất ngạc nhiên khi thấy cây ngã đổ sau những trận bão lớn, cây chết già ngã xuống đều được để nguyên hiện trạng, trừ khi chắn ngang đường thì mới cưa để nhường lối đi, còn lại để nguyên, tự sinh tự diệt. Đường sá dốc lên dốc xuống, men theo đồi núi mà phát triển chứ không san đồi, bạt núi để xây dựng đường sá, nhà cửa. Nhờ dựa vào thiên nhiên mà gần như NZ tránh được cảnh tượng hễ ở đâu ngành du lịch mò tới, có du khách là thiên nhiên sẽ bị “tàn sát” như đang xảy ra tại một số quốc gia khác. Hình thức du lịch bằng tàu thuyền hay câu cá giải trí rất phát triển tại NZ. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng có thể đánh bắt. Bộ Bảo tồn NZ (DoC) quy định rất nghiêm ngặt về chủng loại, kích cỡ của từng loại và cả mùa đánh bắt nhằm tránh làm tuyệt diệt các loài vào mùa sinh sản, lẫn đánh bắt các con còn nhỏ. Ngay cả với các tàu chở khách đi xem cá heo, cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt, cho dù ở Kaikoura, Paihia hay Abel Tasman, chỉ cần nhác thấy chúng đằng xa là tàu sẽ tự động tắt máy, trôi dạt lại đủ gần để khách có thể xem mà không làm chúng hoảng sợ. Không chỉ bảo tồn thiên nhiên mà văn hóa Maori - văn hóa bản địa cũng được bảo tồn như một niềm tự hào của du lịch NZ. Các câu chuyện gắn liền về truyền thuyết Maori vẫn luôn được truyền tải đến du khách để thêm hiểu về văn hóa, lịch sử của nơi đến. Ví như khách đi đến Cape Reinga, mũi cực bắc NZ, đều biết không được ăn uống ở đây, vì tương truyền đây là nơi cuối cùng linh hồn người chết được nhìn thấy người thân trước khi phiêu du về cõi vĩnh hằng mãi mãi. Một phần thành công của du lịch NZ đến từ việc cạnh tranh công bằng, đem lại ích lợi cho cả “người bán” lẫn “người mua”. Nếu như các nhà trọ giá rẻ cạnh tranh về giá cùng lợi ích cho người có thẻ thành viên, các điểm đến thường cạnh tranh bằng các hoạt động đầy thú vị và bổ ích, thì các hãng vận chuyển lại cạnh tranh bằng nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Tags: Ô nhiễm môi trường
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.