Xe
16/01/2022 13:41 GMT+7

Lái xe ở xứ mùa đông khắc nghiệt: Nổ máy cả ngày, đắp chăn cho... động cơ

THANH LINH
THANH LINH

Cần gạt kính chắn gió đóng băng, ắc quy cạn, đường trơn, người lái xe khó hiểu…, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về những gì bạn có thể nhìn thấy khi lái ôtô ở xứ lạnh.

Lái xe ở xứ mùa đông khắc nghiệt: Nổ máy cả ngày, đắp chăn cho... động cơ - Ảnh 1.

Lái xe ôtô ở xứ lạnh như đi trong sương mù - Ảnh: NGUYỄN ANH NAM

"Người Nga không thích lái xe nhanh, thì sao?" Câu hỏi tu từ này do nhà văn Nga vĩ đại của thế kỷ XIX, Nikolai Gogol, đặt ra. Từ đó đến nay vẫn không có gì thay đổi, thậm chí có những con đường ở nhiều nơi vẫn được giữ nguyên. Điều gì xảy ra với việc lái ôtô ở xứ lạnh? 

"Do khí lạnh, trong thành phố nhiều xe chạy, khói xe bốc lên không cao được, kết hợp với sương mù, nên 7 ngày tôi ở Yakutsk (thành phố cảng miền đông Siberi, Nga) thì có đến 6 ngày mờ mịt, tầm nhìn cực kỳ hạn chế. Lái xe 

Có mấy đoạn trường hay đi loanh quanh vài km mà tôi không thể nhớ được đường vì không thể nhìn thấy các điểm để làm mốc. Mọi thứ mờ mịt. Chạy xe toàn theo bản đồ mà tôi vẫn trêu là "như phi công lái máy bay theo chỉ dẫn của radar". Cũng may là mấy phần mềm bản đồ của Nga hoạt động khá ngon lành và chính xác, chỉ dẫn đến tận cửa, kết hợp cả báo hạn chế tốc độ luôn", tài khoản Nguyen Anh Nam chia sẻ trên mạng xã hội.

Lái xe ở xứ mùa đông khắc nghiệt: Nổ máy cả ngày, đắp chăn cho... động cơ - Ảnh 2.

Nhiều chủ xe quyết định cho xe "nghỉ đông" - Ảnh: TASS

Từ đó, dẫn đến nhiều điều kỳ lạ trong việc lái ôtô ở đây. Điều mà các chủ xe rất hay làm là "bỏ xó" chiếc xe và chuyển sang phương tiện giao thông công cộng.

Cực kỳ tốn xăng

Theo Nguyễn Anh Nam, trong một tuần đến chơi Yakutsk, nhiệt độ cao nhất là -38°C, thấp nhất là -57°C. Khi đến đây, anh được mượn chiếc Lexus LX570 đời 2010.

"Một ngày đi loanh quanh cả trong và ngoài thành phố khoảng 100km thì hết tầm gần 40 lít xăng. Sở dĩ tốn xăng vậy vì từ sáng sớm đến tối mịt, xe luôn ở trạng thái nổ máy. Tối đến, cất xe vào gara ấm thì mới tắt máy. 

Người bạn cho mượn xe nói rằng nếu không để trong gara ấm, con xe này có thể ăn đến gần 60 lít xăng/ngày đêm. Ở đây có thể đi thuê gara ấm để cất xe vào buổi tối. Giá cả cũng tùy xe, trung bình khoảng 10 USD/đêm", Nguyễn Anh Nam viết.

Lái xe ở xứ mùa đông khắc nghiệt: Nổ máy cả ngày, đắp chăn cho... động cơ - Ảnh 3.

Phần bên dưới biển số được bịt kín để chống mất nhiệt. Chiếc xe trong ảnh còn chưa bịt nốt phần bên trên - Ảnh: NGUYỄN ANH NAM

Luôn luôn cho nổ xe

Anh Nguyễn Anh Nam cho hay: "Nếu ai không có gara ấm thì phải phủ bạt ấm, nổ máy cả đêm. Nếu xe có điều khiển và app trên điện thoại, có thể đặt chế độ tự động nổ máy sau một thời gian nhất định, hoặc theo chế độ khi nhiệt độ xuống đến mức nào, ắc quy xuống đến mức nào...

Xe tắt máy sẽ khó nổ. Nếu thời gian ngắn, có thể gọi thợ đến phun khí ấm vào động cơ, phủ chăn để động cơ ấm lên mới nổ được. Còn nếu tắt máy lâu rồi, phải gọi xe cẩu kéo về gara xử lý dầu máy các kiểu, khá là tốn kém".

Lái xe ở xứ mùa đông khắc nghiệt: Nổ máy cả ngày, đắp chăn cho... động cơ - Ảnh 4.

Luôn giữ ấm cho xe - Ảnh: TASS

Trang Russia Beyond cho hay: Từ tháng 10 đến tháng 4, người dân ở đây cứ để một chìa cắm trong xe rồi cho nổ máy như vậy, và mở xe bằng chìa thứ hai. "Ai đi trộm xe dưới cái lạnh -50 độ C làm gì? Trời quá lạnh, nơi đây như đồng không mông quạnh vậy", một người Nga chia sẻ.

Xe cần đậu hơi dốc để nước không đọng lại trong ống xả, nếu không động cơ sẽ chết máy và khó khởi động lại.

"Mặc áo"

Cũng theo Nguyễn Anh Nam: "Ở mũi xe, người ta đều dán kín các lỗ hút gió bằng tấm cách nhiệt. Nếu mở nắp ca-pô ra cũng sẽ thấy trong đó được phủ chăn lên động cơ. Tất cả đều nhằm mục đích giữ cho động cơ được ấm, không bị lạnh quá. Ngược lại với Việt Nam mình, khi các bác taxi còn phải hé nắp ca-pô cho động cơ đỡ nóng.

Kính chắn gió phía trước của xe cũng được lắp thêm một lớp nữa. Điều đó đảm bảo cách nhiệt tốt hơn và cũng giúp kính đỡ bị nứt. Trong xe bật sưởi kính thì nhiệt độ chênh lệch giữa mặt trong và mặt ngoài của kính xe rất lớn, có khi lên đến gần 90°C. Việc lắp thêm một lớp kính giúp giảm sự chênh lệch này để kính bền hơn. Ở Vladivostok, chả mấy ai lắp hai kính cả, nên việc nứt kính là bình thường. Ra đường có thể thấy đến 80% xe bị".

Lái xe ở xứ mùa đông khắc nghiệt: Nổ máy cả ngày, đắp chăn cho... động cơ - Ảnh 5.

Xe lâu ngày không sử dụng, người Nga hay phủ bạt ấm như thế này. Theo trang Russia Beyond, giá một tấm bạt phủ cho Toyota Vitz (hay Yaris ở Việt Nam) là khoảng 170 USD - Ảnh: NGUYỄN ANH NAM

Lái xe ở xứ mùa đông khắc nghiệt: Nổ máy cả ngày, đắp chăn cho... động cơ - Ảnh 6.

Sau khi dỡ bạt ra có thể cất vào cốp hoặc trên giá ở nóc xe - Ảnh: NGUYỄN ANH NAM

"Thay giày"

Theo trang Snapbuzz, "thay giày" là điều chắc chắn phải thực hiện mỗi khi nước Nga đón mùa đông.

Thuật ngữ "thay giày" mà các tài xế Nga dùng là chỉ việc thay lốp mùa hè sang lốp mùa đông, thậm chí phải là lốp siêu "cứng" để giúp vượt qua lớp tuyết dày cũng như bùn đóng băng, nếu không chắc chắn xe sẽ trơn trượt rất khó điều khiển. Ngoài ra, nên thay thảm trải sàn bằng cao su để tránh tuyết, muối và mưa làm hỏng bề mặt.

Lái xe ở xứ mùa đông khắc nghiệt: Nổ máy cả ngày, đắp chăn cho... động cơ - Ảnh 7.

Không chỉ "mặc áo", ôtô Nga còn phải "thay giày" - Ảnh: Snapbuzz

Theo quy tắc giao thông ở Nga, bạn phải có dấu "Ш" (có nghĩa là "шипы" - đinh ghim) hiển thị trên cửa sổ sau để cho người khác biết rằng bạn đã "vũ trang" đầy đủ cho chiếc xe vào mùa đông khắc nghiệt. 

Người Việt ở Texas vật vã trong giá rét Người Việt ở Texas vật vã trong giá rét

TTO - Vốn không sẵn sàng để đối phó với thời tiết lạnh khắc nghiệt, hệ thống cơ sở hạ tầng điện - nước tại bang Texas (Mỹ) đột ngột hư hỏng nặng trong bão tuyết, khiến cuộc sống của hàng triệu người chồng chất khó khăn.

THANH LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên