Tía tô là một loại rau thơm bình dân, được người Việt ưa chuộng dùng để làm gia vị trong nhiều món ăn. Theo lương y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Ba Đình): Trong y học cổ truyền, tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc.
Tía tô được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi. Nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô được dùng làm bài thuốc giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt được chế biến thành trà và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Lá tía tô có công dụng hiệu quả trong điều trị ho, cảm lạnh, đau bụng, tức thở, làm đẹp da, giảm cân. Đặc biệt, dân gian cho rằng sau khi tiêm phòng, uống nước tía tô có thể làm giảm triệu chứng của việc tiêm chủng.
Trong y học hiện đại, lá tía tô được đánh giá có hàm lượng tinh dầu cao, giàu axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Thành phần của lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan... Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất chống dị ứng, chống viêm và chống trầm cảm.
Một số bài thuốc từ lá tía tô đơn giản
1. Cách nấu nước tía tô để uống hàng ngày
Lá tía tô giàu protein thực vật, chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu, do đó có khả năng thúc đẩy dạ dày, đẩy mạnh tốc độ chuyển hóa, trao đổi chất. Vậy nên, uống nước lá tía tô thay thế nước lọc hàng ngày không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà còn giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, lượng chất xơ dồi dào trong tía tô còn góp phần xây dựng cơ, giúp vóc dáng săn chắc, thon gọn tương tự như khi tập luyện thể dục, thể thao.
Ngâm lá tía tô với nước muối pha loãng, rửa sạch. Cho lá tía tô vào 2,5 lít nước lọc (đã đun sôi). Đậy kín nắp nồi, đợi hỗn hợp sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp.
Khi nước đã nguội, bạn cho thêm 3 lát chanh tươi vào bình. Đậy kín nắp bình, cất vào ngăn mát để bảo quản nước dùng trong cả ngày. Uống trước khi ăn khoảng 10 – 30 phút, uống 3 lần/ngày. Duy trì uống nước này mỗi ngày giúp giảm thiểu lượng thức ăn nạp vào, ngừa dung nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể.
2. Chữa cảm lạnh bằng tía tô
Cách 1: 1 vỏ quả quýt cạo rửa sạch, 3 lát gừng dày, 1 nắm lá tía tô tươi hoặc khô. Cho nguyên liệu vào nồi, thêm một bát nước. Đun lấy nước uống. Nên uống khi thuốc còn nóng và đắp chăn ấm.
Cách 2: Lấy 1 nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng. Thái nhỏ nguyên liệu, cho vào bát. Đập thêm một quả trứng gà, múc cháo hoa trộn đều. Tranh thủ ăn khi cháo còn nóng.
3. Chữa ho, tức thở
Đun cành lá tía tô, đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng thành thuốc uống. Uống một chén nước.
4. Trị đau bụng, đầy hơi từ tía tô
Giã lá tía tô, cho vào bát nước đun sôi. Hòa thêm một chút muối, uống trong một lần.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận