TTCN - Theo kế hoạch, ngày 17-11 tới Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Lã Thị Kim Oanh, giám đốc Công ty Tiếp thị thương mại nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm (gọi tắt là Công ty Tiếp thị), cùng các đồng phạm can tội tham ô tài sản, cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Lã Thị Kim Oanh người đàn bà dùng nhiều thủ đoạn để moi tiền Nhà nướcThủ đoạn moi tiền tỉ của Nhà nước Trong số các đồng phạm ra tòa với Lã Thị Kim Oanh, có hai bị can nguyên là vụ trưởng và hai nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn. Làm thế nào Lã Thị Kim Oanh có thể moi hàng trăm tỉ đồng của Nhà nước, đồng thời điều khiển được các ông sếp “bự” đến vậy?Từ khi thành lập công ty đến khi vụ án bị phát hiện vào tháng 6-2001, Công ty Tiếp thị chỉ lo thủ tục để thực hiện các dự án. Lã Thị Kim Oanh lấy danh nghĩa chủ đầu tư, triệt để tận dụng mối quan hệ để huy động vốn từ nhiều nguồn như ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và cả các cá nhân để moi hàng trăm tỉ đồng rồi chi xài vô tội vạ...Lã Thị Kim OanhLã Thị Kim Oanh sinh 1955, tốt nghiệp Đại học Sư phạm 1 Hà Nội. Năm 1995, Công ty Tiếp thị thương mại nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm do Lã Thị Kim Oanh làm giám đốc chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất chuyên ngành nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm; tư vấn và đầu tư kỹ thuật cơ điện phục vụ nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm.Cấp dưới của Oanh là Phạm Tiến Bình - phó giám đốc; Đỗ Đức Thuần - kế toán trưởng (đều là bị can trong vụ án) đều chưa kinh qua công tác quản lý cũng như kế toán. Được sự “giúp đỡ” của hai nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn là Nguyễn Quang Hà và Nguyễn Thiện Luân, Công ty Tiếp thị được bổ sung hàng loạt ngành nghề kinh doanh khác như xây dựng dân dụng, kinh doanh bất động sản, tổ chức vui chơi giải trí, đại lý tiêu thụ hàng hóa... Nhờ vậy, công ty này đơợc giao làm chủ đầu tư nhiều dự án lớn hàng chục tỷ đồng.Là giám đốc doanh nghiệp nhà nước nhưng Lã Thị Kim Oanh trực tiếp quản lý con dấu, két bạc, tự quyết định chi tiêu, không thông qua thủ quĩ cũng không qua sổ sách. Để vay được tiền, Lã Thị Kim Oanh hứa “khi được ngân sách nhà nước cấp sẽ trả nợ vay”.Nhưng khi được cấp ngân sách thì bà giám đốc này lại cho chuyển vào tài khoản của Công ty Tiếp thị mà “quên” việc trả nợ. Trong hơn sáu năm làm giám đốc, Lã Thị Kim Oanh đã thụt két hơn 72 tỉ đồng và 110.000 USD; đồng thời làm thiệt hại của Nhà nước trên 34,3 tỉ đồng và 3.000 USD.Thủ đoạn moi tiền...Được sự “giúp đỡ” của hai thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn lúc đó, dự án xây dựng khu hội chợ triển lãm thương mại đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn lọt vào tay chủ đầu tư là Công ty Tiếp thị. Lã Thị Kim Oanh vốn không biết chuyên môn về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng vẫn được giao chức phó chủ nhiệm điều hành dự án. Mặc dù dự án đã được ngân sách cấp 76,2 tỉ và không thiếu vốn nhưng Oanh vẫn tìm mọi cách làm hồ sơ xin vay tiền của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Nội, Ngân hàng Công thương Ba Đình...Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Oanh được ngân hàng bảo lãnh cho vay 10 tỉ (đến nay còn nợ gần 8 tỉ). Ở Ngân hàng Công thương Ba Đình, Oanh vay 15 tỉ chuyển về cho Công ty Ligico 11 tỉ để trả nợ nhưng thực tế sau đó rút ra chi tiêu, còn 4 tỉ thanh toán trả Công ty Mico nhưng đồng thời lại dùng thủ đoạn sau một ngày rút 4 tỉ đồng ngân sách cấp cho dự án để bỏ túi riêng, không trả cho ngân hàng như đã cam kết.- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quyết định truy tố Lã Thị Kim Oanh tội tham ô tài sản và cố ý làm trái...; Phạm Tiến Bình (phó giám đốc), Đỗ Đức Thuần (kế toán trưởng) tội cố ý làm trái...; Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Thiện Luân, Huỳnh Xuân Hoàng và Phan Văn Quán tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.- Điều tra vụ án đã cho thấy hành vi sai phạm của một số cán bộ thuộc ngân hàng, Sở Địa chính - nhà đất, UBND thành phố Hà Nội, Cục Đầu tư phát triển Hà Nội, Tổng Cty Xây dựng và phát triển nông thôn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.Còn tại Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Nội, Oanh lập hai công văn xin vay vốn “thanh toán cho các đơn vị thi công”, có xác nhận của các thứ trưởng Hà và Luân để được vay 17 tỉ. Tuy nhiên, Oanh chỉ trả cho đơn vị thi công 7,5 tỉ và cùng lúc đút túi 7,2 tỉ từ ngân sách.Tương tự, dự án cải tạo khách sạn 120 Quán Thánh (để làm văn phòng đại diện) được phê duyệt tổng mức đầu tư 34 tỉ, Lã Thị Kim Oanh lập hai công văn, một vay 14,7 tỉ và một vay 25 tỉ từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Thế nhưng, khi đã có tiền Oanh không dùng vào việc thanh toán mua khách sạn mà chi cho “một số việc khác” không có chứng từ chứng minh. Dự án Khu công nghiệp Kim Hoa (Vĩnh Phúc), Oanh vay của ngân hàng 11,6 tỉ đồng để rồi bỏ túi hơn 2,3 tỉ mà thị cho rằng “không biết đi đâu” (!?).Không chỉ vay vốn ngân hàng rồi “xù” nợ, với hàng loạt dự án xây nhà mà Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn ưu đãi giao cho Công ty Tiếp thị làm chủ đầu tư, Oanh đã huy động vốn góp của hàng trăm cá nhân (là cán bộ công nhân viên trong và ngoài ngành có nhu cầu mua nhà ở), nhưng nhà chưa thấy mà tiền thì biến mất.Dự án xây nhà để bán tại 161 Sơn Tây (Hà Nội), Oanh thu tiền bán căn hộ (thông qua Công ty Kinh doanh xây dựng nhà Hà Nội) 10,6 tỉ đồng nhưng không nhập quĩ. Oanh còn vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải VN 8,2 tỉ để đầu tư vào dự án. Thực tế Oanh chỉ chi phân nửa số tiền trên cho dự án, còn phân nửa bỏ túi riêng.Với dự án xây dựng nhà tại Dịch Vọng (từ năm 1994 -2001), Lã Thị Kim Oanh đã huy động vốn của 43 cá nhân và một đơn vị với tổng số tiền 6,3 tỉ và 78.000 USD. Đã vậy Lã Thị Kim Oanh còn mang bốn chiếc ôtô của công ty đem thế chấp để vay 7.400 USD và 60 triệu đồng nhưng không đem tiền về nộp công ty. Cuối cùng, công ty mất số tiền trên, còn ôtô vẫn nằm trong tài sản thế chấp.Cơ quan điều tra nhận định: “Công ty Tiếp thị không có nhu cầu huy động vốn vì vốn ngân sách nhà nước luôn cấp đầy đủ và kịp thời theo tiến độ dự án. Nhưng Lã Thị Kim Oanh vẫn làm các văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn xác nhận để đi vay các ngân hàng. Việc vay vốn không rõ mục đích sử dụng, không phải để kinh doanh kinh doanh...”.Khi vụ việc đổ bể, Oanh còn chỉ đạo kế toán trưởng Đỗ Đức Thuần lập hồ sơ chứng từ khống để đối phó với cơ quan chức năng. Thủ quĩ Nguyễn Thị Bình Thục thừa nhận đã ký vào các phiếu thu, phiếu chi nhưng thực tế không được thu tiền và cũng không có tiền chi ra.Biếu xén ào ạt!Lã Thị Kim Oanh khai: trong quá trình giao dịch với Ngân hàng Hàng hải, Oanh đã chi tiền biếu các cán bộ ngân hàng suốt trong bốn năm từ 1997 - 2000. Tiền biếu đưa vào các dịp lễ tết hoặc khi cán bộ ngân hàng xuống Công ty Tiếp thị kiểm tra việc sử dụng vốn. Việc chi tiền biếu do Oanh trực tiếp đưa, để trong phong bì dán kín, mỗi lần biếu 5 triệu đồng/người.Tổng số tiền biếu khoảng 300 triệu đồng cho Trần Hữu Bách - nguyên giám đốc ngân hàng; Nguyễn Văn Du - phó giám đốc; Nguyễn Bằng Việt - cán bộ tín dụng; Đinh Văn Sáu - nguyên trưởng phòng tín dụng. Đó là chưa kể trong khi làm thủ tục nhận tiền vay Lã Thị Kim Oanh còn chi tiền biếu cho cán bộ kế toán và thủ quĩ của ngân hàng.Trong quá trình thực hiện dự án khu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí Đống Đa, Hà Nội, giám đốc Oanh vay 7,1 tỉ nhưng đã chi “tào lao” hết 3,4 tỉ. Trong đó có chi đóng góp cho phường và Công an quận Đống Đa mua ôtô hơn 441 triệu đồng; chi cho ông Nguyễn Minh Đăng (nguyên chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) đi “tham quan và kêu gọi đầu tư” tại Nhật Bản hơn 10.000 USD.Lã Thị Kim Oanh còn chi tiền biếu tổng cộng 10 tỉ đồng cho các cá nhân có thẩm quyền ký duyệt các dự án, từ xã phường đến quận huyện, các ban, ngành, sở của thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc, Văn phòng Chính phủ; các ngân hàng liên quan đến việc vay vốn và tiền ngân sách; các bộ có liên quan đến việc thẩm định dự án (mỗi gói quà trị giá từ 500.000 đồng đến 10 triệu đồng trong các dịp lễ 1-5, 2-9 và tết dương lịch, tết âm lịch). Các khoản chi tiếp khách thì vô kể, mỗi lần chi từ 2-10 triệu đồng. “Khoản chi này khoảng 6-7 tỉ đồng”. Ngoài ra, chi phí cho họp báo, cuộc họp, hội thảo, hội nghị cũng lên đến vài tỉ đồng.Nguyên vụ trưởng, thứ trưởng đã giúp Lã Thị Kim Oanh như thế nào?Từ việc ký các quyết định bổ nhiệm ban giám đốc Công ty Tiếp thị đến việc ký quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh cho công ty - bất chấp năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn không đáp ứng yêu cầu - nguyên thứ trưởng Nguyễn Quang Hà và Nguyễn Thiện Luân đã tạo điều kiện cho Lã Thị Kim Oanh và các đồng phạm tác oai tác quái trong một thời gian dài.Năm 1997, Hà đã cho Công ty Tiếp thị được vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 10 tỉ đồng. Tiếp đó, không cần kiểm tra nhu cầu thực tế sử dụng vốn của công ty; không cần biết công ty đã trả nợ các khoản vay chưa, Hà đã ký xác nhận và đề nghị Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Nội cho Công ty Tiếp thị vay 7,5 tỉ đồng vốn tín dụng ưu đãi; đề nghị Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải cho vay 24,2 tỉ đồng (và nhiều dự án khác)...Nghiêm trọng hơn, Nguyễn Quang Hà ký xác nhận nhu cầu, đề nghị ngân hàng cho Công ty Tiếp thị vay tiền và cam kết trả nợ, nhưng khi có tiền ngân sách cấp lại chính Hà ký vào đơn yêu cầu chuyển về tài khoản của công ty mà không trả nợ cho ngân hàng!Ngày 28-11-1998, Công ty Tiếp thị có công văn gửi Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội xin vay 11 tỉ để “thanh toán khối lượng xây dựng công trình triển lãm cho Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi”. Nguyễn Thiện Luân đặt bút ký với nội dung: “Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn xác nhận yêu cầu trên của Công ty Tiếp thị là đúng sự thật. Đề nghị Ngân hàng Đầu tư và phát triển giúp đỡ”.Thực tế, giám đốc Oanh vay tiền tỉ từ ngân hàng này để chi tiêu. Cũng chính Nguyễn Thiện Luân đã phê duyệt hợp đồng chuyển nhượng khách sạn 120 Quán Thánh mà không thông qua hội đồng thẩm định giá. Bị can Luân biết việc phê duyệt hợp đồng này là trái qui định nhưng vẫn ký công văn đề nghị Cục Đầu tư chuyển toàn bộ 34 tỉ đồng tiền vay ưu đãi để thanh toán việc mua bán khách sạn này.Nguyễn Thiện Luân thừa nhận giá của khách sạn này lúc đó chỉ khoảng 23 tỉ đồng. Phan Văn Quán (nguyên vụ trưởng Vụ Tài chính kế toán) và Huỳnh Văn Hoàng đã “tham mưu” cho lãnh đạo ký phê duyệt dự án nói trên. Giám đốc Oanh được sự “giúp đỡ” tận tụy của các vị này đã huy động được hơn 17 tỉ đồng sử dụng cho mục đích... cá nhân.Tương tự, Nguyễn Thiện Luân cũng đã ký xác nhận nhu cầu vốn cho Công ty Tiếp thị đi vay 12,6 tỉ để triển khai dự án Khu công nghiệp Kim Hoa (Vĩnh Phúc). Điều đáng nói là cả hai dự án công trình triển lãm và Khu công nghiệp Kim Hoa đều được ông Nguyễn Thiện Luân ký xác nhận nhu cầu vay vốn trong khi ngân sách nhà nước đã cấp đầy đủ cho hai dự án này.Nếu không có sự “giúp đỡ” của các nguyên vụ trưởng, thứ trưởng này thì một ban giám đốc thiếu chuyên môn, kém năng lực của Công ty Tiếp thị có thể làm được những chuyện “động trời” như vậy? Tags: Lã Thị Kim OanhBộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn
Sửa thuế thu nhập cá nhân lạc hậu: Phải chờ đến... 2026! LÊ THANH 26/11/2024 Phải có quy định cho phép người nộp thuế thu nhập cá nhân được trừ lãi vay mua nhà, tiền học, khám chữa bệnh của người nộp thuế và của con cái họ.
Bộ Tư pháp Mỹ hủy bỏ mọi vụ án liên bang chống lại ông Trump THANH BÌNH 26/11/2024 Công tố viên đặc biệt Jack Smith đã hủy bỏ hai vụ án hình sự liên bang chống lại ông Trump.
Nhận hối lộ gần 6 tỉ, luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với cựu Vụ phó Anh Tuấn TUYẾT MAI 26/11/2024 Sáng 26-11, phiên tòa xét xử vụ sai phạm tại Công ty Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan. Bào chữa cho ông Hoàng Anh Tuấn (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương), luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với ông Tuấn.
Truy tố cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương ĐỨC TRONG 26/11/2024 Cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cùng nhiều thuộc cấp bị truy tố liên quan đến vụ án xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.