Các tàu tấn công đổ bộ của thủy quân lục chiến Mỹ tập trận chung với hải quân Philippines vào tháng 4-2015 - Ảnh: AFP |
“Các phiên thảo luận toàn thể sẽ tập trung vào chiến lược của các cường quốc lớn, kiểm soát tình hình đang có xu hướng căng thẳng, giải pháp cho xung đột, các kiểu hợp tác mới và xây dựng liên kết an ninh với các khu vực khác” - ông Tim Huxley, giám đốc phụ trách châu Á của Viện Nghiên cứu an ninh quốc tế (IISS), cho biết.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc tiếp tục đưa các luận điệu cũ khi kêu gọi các nước hợp tác thay vì “kết bè” đối đầu với Trung Quốc tại Shangri-La.
Tân Hoa xã ngày 29-5 khẳng định Trung Quốc sẵn sàng giải quyết tranh chấp một cách hòa bình với các nước láng giềng nhưng “sự liên kết (của các nước) không phải là giải pháp vững chắc cho tranh chấp mà sẽ đặt sự ổn định của châu Á vào nguy hiểm”.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter tiếp tục cáo buộc các hoạt động cải tạo đảo phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông đang nhằm thay đổi thực trạng tại khu vực và tạo ra “các thực tế mới”.
Giới quan sát cũng trông chờ phát biểu của đô đốc Harry Harris Jr. - tân tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (Hải quân Mỹ). Hôm 27-5, tại lễ nhậm chức, đô đốc Harris gọi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông là “lố bịch” và tuyên bố lực lượng Mỹ sẵn sàng “chiến đấu ngay trong đêm” để bảo vệ các lợi ích của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận