Một số hiện vật của nền văn hóa Sa Huỳnh - Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ |
Hội thảo quy tụ gần 30 nhà khoa học lịch sử trong cả nước tham gia, ngoài ra còn có các đại biểu là hội viên hội sử học, nhà nghiên cứu ở các tỉnh miền Trung - Tây nguyên tham gia.
Đây là một hội thảo của đề án khoa học xã hội cấp quốc gia “Nghiên cứu biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam”. Trong một ngày, các nhà nghiên cứu, nhà sử học báo cáo tham luận và thảo luận bốn nhóm nội dung: Không gian Sa Huỳnh - Chămpa, chủ quyền biển đảo và cơ sở dữ liệu; Duyên hải miền Trung trong thời chúa Nguyễn, Tây Sơn và vương triều Nguyễn; Duyên hải miền Trung trong thời cận hiện đại; Về không gian lịch sử văn hóa Tây nguyên.
Theo GS.TS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Quang Ngọc - phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, hội thảo được tổ chức với kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng bất cập của sử học Việt Nam truyền thống, khi trước nay hầu hết các công trình lịch sử Việt Nam đến đầu thế kỷ XXI vẫn trình bày lịch sử miền Nam Trung bộ và Nam bộ chỉ bắt đầu từ thế kỷ XVI, XVIII và mặc nhiên đã gạt bỏ lịch sử Chămpa, Phù Nam ra khỏi lịch sử Việt Nam.
Trong khi đó, không gian từ Quảng Bình đến Bình Thuận, cả vùng duyên hải ăn sâu vào nội địa, cả dải Trường Sơn và Tây nguyên hùng vĩ, mở ra Hoàng Sa, Trường Sa được quan niệm là không gian lịch sử - văn hóa miền Trung, từ cuối thế kỷ thứ II về sau với các quốc gia có tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chămpa đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển rực rỡ…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận