Trong tình hình hiện nay, bạn cần tự trang bị cho mình những kiến thức sơ cứu tối thiểu để có lúc cần đến khi phải cứu giúp bạn bè, người thân quen qua cơn nguy hiểm.
Phóng to |
Ấn tim để sơ cứu nạn nhân |
CPR (Cardiopulmonary resuscitation) là kỹ thuật hồi sức tim phổi, nhằm cung cấp cho nạn nhân tuần hoàn nhân tạo, hô hấp nhân tạo và phục hồi tuần hoàn có hiệu quả.
Đầu tiên, bạn cần xem có an toàn không khi tiếp xúc với nạn nhân, đừng tự biến mình thành nạn nhân thứ hai. Ví dụ khi người bị nạn bị điện giật, bạn cần chắc chắn phải tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Thứ hai, xem xét nhanh tình trạng nạn nhân, nạn nhân có tỉnh không, mở mắt, nói, cử động chân tay. Bạn có thể gọi và lay nạn nhân xem có đáp ứng không.
Bước tiếp theo là xác định xem nạn nhân còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có lên xuống hay không, hay lắng nghe âm thanh từ mũi, miệng khi nạn nhân thở.
Nếu nạn nhân không phản ứng và bạn có hai người thì một người sẽ gọi điện thoại cho cấp cứu và một người tiến hành CPR. Nếu bạn có một mình và có sẵn điện thoại thì gọi cấp cứu trước rồi hãy tiến hành CPR.
Ba bước của CPR
Hiện nay, ba bước cơ bản của CPR theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã có thay đổi so với trước, từ ABC (Airway: thông đường thở - Breathing: hà hơi thổi ngạt - Chest compression: ấn tim) chuyển thành CAB (ấn tim - thông đường thở - hà hơi thổi ngạt).
Ấn tim
Đây là bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất, nếu nạn nhân bị ngưng tim ngoài bệnh viện thì ấn tim đơn thuần (compression only) sẽ hiệu quả hơn CPR tiêu chuẩn. Không nên áp dụng ấn tim đơn thuần đối với các trường hợp ngạt nước, ngộ độc thuốc hay ngưng tim ở trẻ em, với các trường hợp này có thể phải giúp thở thêm.
Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng trước khi tiến hành thủ thuật.
Ấn như thế nào và ấn ở đâu?
Bạn cần ấn ở 1/3 dưới xương ức, với lực của hai bàn tay, khuỷu tay thẳng, xuống sâu 5cm hay 1/3 chiều dày lồng ngực, tần suất 100 nhịp/phút.
Nguyên tắc là dù có tiến hành hà hơi thổi ngạt vẫn phải tiếp tục ấn tim.
Kỹ thuật CPR trên đây chỉ dành cho người lớn. Kỹ năng thực hiện CPR mang lại hiệu quả cao hơn nếu người cấp cứu được huấn luyện thành thục, nên nếu bạn có thời gian rảnh hãy liên hệ Hội chữ thập đỏ địa phương để được đào tạo bài bản.
Đừng bỏ cuộc sớm quá, cố gắng duy trì CPR đến khi êkip chuyên nghiệp đến, vì chỉ có bạn mới giúp những người thân của mình sống sót trong trường hợp khẩn cấp mà thôi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận