Mặt trăng tròn tháng 4 - Ảnh: HITC
Thông thường, từ Trái đất có thể nhìn thấy ‘trăng hồng" có kích thước lớn hơn trăng thông thường từ 7-14% và sáng hơn 30%.
Theo CNN, tên gọi "trăng hồng" không liên quan đến màu sắc của trăng, tuy nhiên cách gọi đầy nghệ thuật này xuất phát từ tên một loài hoa dại màu hồng mang tên "phlox subulata". Hoa có nguồn gốc ở Bắc Mỹ, thường nở rộ vào đúng dịp mùa trăng tháng 4 dương lịch hằng năm.
Vì vậy, người Mỹ bản địa thường gọi trăng tháng 4 là "trăng hồng", cũng là một cách lột tả vẻ đẹp của mùa xuân.
Theo CNN, sự kiện "trăng hồng" hằng năm có thể được chú ý nhiều hơn vì thường gắn với nhiều sự kiện tôn giáo quan trọng diễn ra trong tháng 4 như lễ Phục sinh trong đạo Cơ Đốc hay lễ tôn vinh thần khỉ Hanuman trong đạo Hindu.
Trăng hồng năm 2020 tại Athens - Ảnh: AFP
Sau "trăng hồng", sắp tới đây cũng sẽ xuất hiện một số sự kiện thiên văn lý thú. Chẳng hạn vào ngày 1-5 (giờ Việt Nam), nhật thực một phần sẽ diễn ra ở phía nam khu vực Nam Mỹ, Nam Cực và Thái Bình Dương.
Dự kiến 64% mặt trời sẽ bị che khuất bởi mặt trăng. Nơi có thể nhìn thấy nhật thực rõ nhất lần này là phía tây Nam Cực. Phía nam của Chile và Argentina cũng sẽ thấy nhật thực khoảng 60%.
Vào 2 ngày 5-5 và 6-5, những người thích ngắm sao ở khu vực nam bán cầu sẽ có thể ngắm rõ mưa sao băng Eta Aquarid.
Đến ngày 15 và 16-5, một số khu vực thuộc châu Mỹ, châu Âu, châu Phi và một phần châu Á có thể chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận