Với tính chất công việc mang tính trách nhiệm vô cùng to lớn và đối diện với áp lực thường xuyên nên đòi hỏi kỹ sư trắc địa cần trang bị kiến thức và những kỹ năng bổ trợ chuyên môn. Trong bài viết dưới đây, CareerBuilder sẽ mô tả chi tiết về công việc của kỹ sư trắc địa, giúp các ứng viên hiểu rõ hơn về nhiệm vụ cũng như tính chất ngành nghề này.
Ngành trắc địa là gì? Kỹ sư trắc địa là ai?
Kỹ sư trắc địa hay còn gọi là kỹ sư trắc đạc là một trong những ngành khoa học về trái đất. Các kỹ sư sẽ thực hiện công việc đo đạc, xử lý số liệu thu về tại địa hình và bề mặt trái đất để vẽ lại bản đồ trên bề mặt giấy theo kích thước và tỉ lệ thực tế đã đo đạc trước đó. Tùy thuộc vào từng ngành nghề khác nhau mà công việc của nhân viên trắc địa cũng có sự khác biệt. Với nhân viên trắc địa công trình, họ có nhiệm vụ thiết kế, thi công và thực hiện hoạt động trắc địa tại công trình xây dựng.
Ngoài ra, kỹ sư trắc đạc cũng tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ kỹ thuật như định vị vệ tinh GPS, ảnh viễn thám hoặc hệ thống thông tin GIS,... phục vụ cho hoạt động quy hoạch đô thị, đường sá, cơ sở hạ tầng hoặc công trình xây dựng.
Mô tả chi tiết công việc của kỹ sư trắc địa
Có thể thấy, việc làm trắc địa liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng công việc của kỹ sư trắc địa là gì vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm. CareerBuilder sẽ mô tả chi tiết công việc của một kỹ sư trắc đạc, cụ thể như sau:
Công việc của kỹ sư trắc địa cần có sự phối hợp tốt giữa các bộ phận liên quan khác - Ảnh: Internet.
Thiết lập phương án và kế hoạch trắc địa
Xây dựng kế hoạch trắc địa là một trong những công việc được thực hiện trước khi bắt đầu một dự án nào đó. Việc đề ra phương án trắc địa dựa vào nội dung và thông tin của công trình giúp công việc được thực hiện chuẩn xác và tránh những sai sót không cần thiết trong quá trình thi công.
Ở giai đoạn này, người kỹ sư sẽ tiến hành đo đạc nhằm xác định vị trí, địa chất, đặc điểm địa lý của vùng đất chuẩn bị thi công dự án và xác định những yếu tố có thể tác động đến quá trình thi công để đưa ra phương án an toàn và hiệu quả.
Thu thập các số liệu trắc địa
Sau khi đã lên phương án trắc địa thì các kỹ sư sẽ đến địa điểm công trình để trực tiếp lấy số liệu đo đạc. Để thu thập các số liệu trắc địa, các kỹ sư sẽ sử dụng những thiết bị, máy móc đo đạc để lấy dữ liệu thực tế phục vụ cho việc tính toán, phân tích và triển khai thi công dự án sau này.
Giám sát dự án, công trình khi thi công
Các kỹ sư có nhiệm vụ giám sát dự án, công trình trong quá trình thi công để đảm bảo không xảy ra bất kỳ sai sót gì. Công tác kiểm tra và giám sát bao gồm các công việc như đánh dấu, kiểm tra các mốc cụ thể để đảm bảo tính chính xác của công trình thực tế. Bên cạnh đó, việc giám sát bộ phận thi công sẽ giúp cho kỹ sư trắc địa đảm bảo đội ngũ kỹ sư công trình thực hiện đúng theo bản vẽ đã được phê duyệt.
Hỗ trợ các hoạt động quy hoạch
Hoạt động quy hoạch nằm trong phạm vi công việc của địa chính. Tuy nhiên kỹ sư trắc địa có nhiệm vụ hỗ trợ nghiên cứu thông tin liên quan đến đất đai, thu thập số liệu liên quan nhằm xác định những nguy cơ có thể xảy ra vấn đề gì hay không. Ngoài ra, kỹ sư địa trắc còn là người ghi nhận kết quả đo đạc, chứng minh tính chính xác và trình bày số liệu đo đạc với cấp trên.
Quản lý các dữ liệu trắc địa
Kỹ sư địa trắc quản lý các dữ liệu đã được thu thập từ quá trình đo đạc thực tế, sau đó tiến hành phân tích và xử lý số liệu để phục vụ cho công việc nghiên cứu địa chất.
Hỗ trợ các hoạt động liên quan đến luật pháp
Trong những trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai, kỹ sư trắc địa có nhiệm vụ hỗ trợ giải quyết vấn đề địa giới của khu vực phụ trách thi công. Hơn nữa, các kỹ sư trắc địa là người am hiểu về địa chất cũng như xác định địa giới nên thường được mời đến để xử lý những vấn đề tranh chấp đất.
Thực hiện nghiên cứu tài nguyên đất
Công việc nghiên cứu tài nguyên đất của kỹ sư trắc địa bao gồm kiểm tra, phân tích thành phần đất, kết cấu tầng lớp đất, thu thập mẫu đất để lưu trữ nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này. Dựa trên hoạt động nghiên cứu này, các kỹ sư sẽ có những thông tin cần thiết của vùng đất thi công để vẽ lại bản đồ địa chất, lên kế hoạch khai thác và quản lý tài nguyên đất.
Những yêu cầu mà ứng viên cần có khi ứng tuyển kỹ sư trắc địa
Khi ứng tuyển vị trí kỹ sư trắc địa, các ứng viên cần đảm bảo đáp ứng những yêu cầu tuyển dụng như sau:
Cơ hội việc làm kỹ sư trắc đạc luôn rộng mở bởi tính chất công việc đặc thù - Ảnh: Internet.
Thấu hiểu công trình trắc địa
Công tác trắc địa là một công đoạn trong quá trình xây dựng công trình nên cần được thực hiện một cách chuẩn xác nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình. Nhiều kỹ sư đã nhận định rằng: "Công tác trắc địa quyết định trực tiếp đến tính chính xác của công tác thi công xây dựng, do đó 2 quá trình này có mối liên hệ mật thiết với nhau."
Thành thạo các thiết bị trắc địa
Những kỹ sư khi thực hiện công việc cần có sự hiểu biết và sử dụng thành thạo các thiết bị trắc địa để tránh xảy ra sai số dữ liệu. Mặc dù kích thước của bản vẽ với thực tế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn, nhưng không vượt quá mức chỉ số chênh lệch cho phép.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại hình công trình mà chỉ số sai lệch sẽ có sự khác biệt. Do đó, các kỹ sư địa trắc cần thành thạo các thiết bị trắc địa để thiết kế bản vẽ một cách chuẩn xác nhất.
Đóng góp ý kiến sử dụng máy an toàn và hiệu quả
Trong suốt quá trình xây dựng công trình, tính an toàn vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chủ đầu tư bởi khi xảy ra tai nạn sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng cũng như tiến độ công trình. Chính vì thế, các kỹ sư trắc địa cần đưa ra những lời khuyên hướng dẫn sử dụng máy móc đúng cách để tránh xảy ra sai sót trong quá trình thi công.
Bên cạnh đó, công tác tính toán dữ liệu và thiết kế bản vẽ nếu có sự sai lệch lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình, dẫn đến những thiệt hại về chi phí đầu tư, tính mạng con người, cơ sở hạ tầng,...
(Còn tiếp)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận